Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
Năm giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày trải qua 5 giai đoạn chính, gồm:
Giai đoạn 0
Giai đoạn 0 (còn gọi là giai đoạn sớm): Tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể. Tỷ lệ tử vong cao.
Dấu hiệu của ung thư dạ dày
Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi có bất kì triệu chứng nào dưới đây:
Chướng bụng, đầy hơi: Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn.
Chán ăn, ăn không ngon: Triệu chứng này thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt hay cảm giác luôn bị tắc nghẽn thức ăn ở cổ họng.
Sụt cân đột ngột: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản, dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh ung thư dạ dày.Người bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng vài tháng.
Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng đi kèm cảm giác khó chịu, đau nhâm nhẩm ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm …là triệu chứng dễ lầm tưởng với căn bệnh đau dạ dày tuy nhiên không vì thế mà bạn được phép chủ quan.
Đau bụng dữ dội: Bắt đầu là những cơn đau từng đợt, sau đó dần trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn, thậm chí lúc này thuốc giảm đau cũng không có tác dụng gì. Đừng chần chừ mà hãy liên hệ với bác sỹ để được tư vấn và thăm khám ngay, bạn nhé!
Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết đường tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện phân đen thường xuyên,….) thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày, đại tràng song khi gặp triệu chứng này người bệnh cần suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày và nên lập tức đến các cơ sở y tế để khám.
Về cơ bản, hầu hết các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày đều dễ bị nhầm lẫn với các bệnh dạ dày khác, do đó bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.
Những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày gây ra bởi những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Tổn thương tiền ung thư
Các tổn thương tiền ung thư bao gồm: Teo niêm mạc dạ dày (hình thành do viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không được điều trị ), tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét niêm mạc dạ dày mãn tính , dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.
Di truyền
Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.
Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày
Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Do đó, với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, nên chú trọng tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.
Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, nhóm máu, tuổi tác , giới tính hay thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Cần làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ được chữa khỏi hoàn toàn
Các phương pháp tầm soát ung thư da dày
Chụp dạ dày cản quang kép: phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên độ chính xác kém và trong trường hợp nghi ngờ vẫn phải nội soi dạ dày để sinh thiết
Nội soi dạ dày: là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày, đặc biệt phát hiện được ở giai đoạn rất sớm. Với thế hệ máy hiện đại, có nhuộm màu và khuyếch đại, giúp phát hiện những tổn thương rất kín đáo và khư trú vùng cần sinh thiết nên tăng khả năng chẩn đoán ung ở giai đoạn rất sớm.
Bệnh viện sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ hiện đại nhất, với dàn máy Olympus CV 190 cho hình ảnh sắc nét và nhuộm màu bằng ánh sáng dải tần hẹp NBI, phóng đại tổn thương 40 lần, đã tăng tỉ lệ phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm
Các xét nghiệm phát hiện dấu ấn khối u trong máu: chủ yếu để xác định tiến triển của ung thư nên thường áp dụng để theo dõi tái phát ung thư sau điều trị, không có ý nghĩa tầm soát để phát hiện sớm ung thư.
Chiến lược tầm soát ung thư
Tầm soát cho toàn dân: mỗi quốc gia có chiến lược tầm soát khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi thường mắc, tỉ lệ mắc bệnh cũng như điều kiện y tế và kinh tế.
Hàn Quốc là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao nhất với 39,6 ca mắc bệnh/100.000 dân. Với điều kiện y tế và kinh tế khá tốt, chính phủ cho tầm soát bằng nội soi dạ dày mỗi 2 năm cho độ tuổi từ 40-75
Nhật Bản có tỉ lệ thấp hơn vơi 27,5 ca bệnh/100.000 dân nên khuyến cáo nội soi dạ dày mỗi 3 năm cho độ tuổi từ 50 trở lên
Ở Việt Nam chưa có chiến lược tầm soát ung thư dạ dày toàn dân
Tầm soát cho đối tượng có nguy cơ cao:
+ Có mỗi liên quan gần với người bị ung thư dạ dày (bố, mẹ, anh chị em ruột)
+ Tiền sử có polyp dạng u tuyến ở dạ dày
+ Thiếu máu ác tính
+ Viêm dạ dày mạn tính có dị sản ruột
+ Đa polyp có tính chất gia đình
+ Một số bệnh di truyền khác
Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau mà thời gian bắt đầu tầm soát ung thư và thời gian giữa các lần tầm soát khác nhau
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
Không sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
Tập luyện thể thao thường xuyên.
Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày, các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày
Kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu gia đình có người bị bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Nếu khối u được phát hiện từ giai đoạn rất sớm khi mà khối u còn khu trú tại niêm mạc dạ dày, các bác sĩ có thể tiến hành cắt hớt tổn thương qua nội soi dạ dày mà không cần phải mổ cắt dạ dày.
Có những phương pháp nào điều trị ung thư dạ dày?
Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư dạ dày các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày gồm có:
Cắt khối u qua nội soi dạ dày.
Phẫu thuật cắt dạ dày và lấy hạch
Hóa trị liệu
Xạ trị
Liệu pháp miễn dịch
Điều trị giảm nhẹ
Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày. Hiểu được điều đó, Bệnh viện đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày:
– Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
– Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
– Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
– Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
– Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
– Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh