✴️ Thực hành xạ trị ung thư đầu cổ

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Đây là những công việc rất quan trong trước khi lập kế hoạch xạ trị các ung thư đầu cổ.

 

CHỈ ĐỊNH

Tất cả các người bệnh ung thư đầu cổ

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa ung thư được trang bị đầy đủ kiến thức giầu kinh nghiêm về xạ trị ung thư đầu cổ. Các bác sĩ chuyên khoa ở các chuyên ngành có liên quan: giải phẫu bệnh, phẫu thuật, nội khoa ung thư, phục hồi chức năng, răng hàm mặt 

Phương tiện

Các phương tiện để xạ trị ung thư nói chung

Người bệnh

Được giải thích đầy đủ về lợi ích và độc tính của xạ trị và chấp nhận điều trị

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Đánh giá người bệnh:

Trước điều trị ung thư vùng đầu và cổ và phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng nhiều tới giải phẫu và thiếu hụt chức năng. 

Đánh giá toàn diện trước điều trị về bệnh chính và các yếu tố khác trên người bệnh cụ thể gồm chức năng cơ quan bị bệnh, bệnh phối hợp và nguyên vọng của người bệnh là các yếu tố căn bản để chọn hướng điều trị tối ưu. 

Chẩn đoán TNM, đánh giá bộ lam

Vai trò xạ trị trong phác đồ

Xạ trị triệt căn

Nếu khối u được phẫu thuật triệt căn với rìa cắt bỏ âm tính, tỷ lệ kiểm soát tại vùng theo phương thức này vẫn là cao nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là không chỉ xem xét kiểm soát khối u mà còn chức năng lâu dài của cơ quan - đặc biệt là nuốt và nói. Xạ trị có thể đem lại kiểm soát bệnh tại vùng tương đương nhưng bảo tồn chức năng cơ quan tốt hơn nếu có theo d i cẩn thận. Xạ trị triệt căn khi bệnh không mổ được được xem xét trong từng vị trí u cụ thể. 

Xạ trị bổ trợ 

Sau khi phẫu thuật triệt căn có thể xét khả năng xạ trị bổ trợ. Đối với từng trường hợp cụ thể, nhất là những vị trí u có thể có bệnh còn tồn tại hoặc nguy cơ tái phát cao nên xạ trị bổ trợ. Các chỉ định r  ràng nhất của xạ trị bổ trợ là khi rìa cắt dương tính và không thể phẫu thuật tiếp. Cũng phải xem xét tới các yếu tố nguy cơ tái phát tại vùng sau mổ khi tổn thương u tiến triển tại vùng (thường là T3, T4), rìa cắt giới hạn (<5mm), độ ác tính cao, xâm lấn thần kinh hoặc mạch máu. 

Xạ trị dự phòng hạch cổ 

Loạt nghiên cứu sau mổ hoặc theo d i sau điều trị cung cấp bằng chứng tốt nhất để ước tính nguy cơ tái phát tại hạch nguy cơ cao. Nếu rủi ro là 20 phần tram, hạch có liên quan phải được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị dự phòng. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại có nhiều khả năng để xác định di căn hạch và giai đoạn hạch trội hơn hẳn trước đây.

Việc lựa chọn phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị các cổ N0 thường phụ thuộc vào điều trị tồn thương u.

Xạ trị triệt căn hạch cổ 

Khi hạch cổ di căn điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Lấy hạch triệt căn khi mà tất cả các hạch được cắt bỏ với cắt các tĩnh mạch cảnh trong (internal jugular vein), các nhánh thần kinh và cơ ức đòn chũm đang được thay thế bằng nhiều phương pháp tiếp cận hơn, chỉ loại bỏ các hạch có nguy cơ di căn cao. 

Nếu chỉ định xạ trị triệt căn cho khối u chính bao gồm cả hạch N1, xạ trị đơn thuần cho hệ thống hạch là đủ. Đối với hạch N2 và N3, đặc biệt là nơi hạch > 3 cm đường kính lớn nhất, khuyến cáo là nên kết hợp phẫu thuật và xạ trị. Phẫu thuật rồi xạ trị có lợi thế r  ràng là nhanh chóng kiểm soát bệnh tại vùng  Sau xạ trị đơn thuần 3 tháng, có thể cân nhắc lấy nốt hạch còn lại sau tia.

Xạ trị giảm nhẹ

Thường rất khó khăn để lựa chọn cho người bệnh một phương pháp giảm nhẹ khi bệnh tiến triển tại chỗ, tại mà về lý thuyết có thể điều trị triệt căn được bằng phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Khi khả năng điều trị triệt căn thấp hoặc điều trị có thể gây ra biến chứng nghiêm, xạ trị triệu chứng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng như như đau và tắc nghẽn đường hô hấp. Xạ trị triệu chứng tại u cũng có thể có ích khi bệnh di căn xa tại thời điểm chẩn đoán, hoặc để cải thiện loét do u lan rộng, giảm chảy máu. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top