Khi nói về nhồi máu cơ tim, triệu chứng đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của nhiều người là đau tức ngực. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng duy nhất, đặc biệt là với chị em phụ nữ.
Với nhiều phụ nữ bận rộn, công việc tại cơ quan, chăm sóc cho chồng, con, bố, mẹ… thường gây ra mệt mỏi. Đây là một tình trạng bình thường và không đáng lo ngại.
Tuy nhiên cần lưu ý nếu tình trạng mệt mỏi có những biểu hiện khác thường như:
Tuổi tác tăng, thiếu hoạt động thể chất, tăng cân có thể gây ra khó thở ở nhiều phụ nữ. Nóng bừng là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Nhưng các triệu chứng này có thể liên quan đến nhồi máu cơ tim nếu xảy ra trong các tình huống sau:
Khi trái tim có vấn đề, nó sẽ kích thích các dây thần kinh ở khu vực này nhưng đôi khi người bệnh lại cảm thấy đau ở những vị trí khác.
Đau ở xương hàm, lưng hay cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là khi không xác định được chính xác là đau ở vị trí nào. Ngoài ra nếu những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức và giảm dần khi nghỉ ngơi, bạn cần hết sức lưu ý.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo:
Nên làm gì nếu phát hiện có các triệu chứng nêu trên?
Nhiều phụ nữ cho biết họ phát hiện có các dấu hiệu cảnh báo khoảng 3 tuần hoặc 1 tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.
Vì thế nên đi khám càng sớm càng tốt để ngăn chặn kịp thời trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng, kiểm tra mạch và huyết áp, thực hiện điện tâm đồ hoặc siêu âm tim để xác định các tổn thương ở tim nếu có.
Khi nào cần gọi cấp cứu?
Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bị đau ngực, khó chịu cùng với một trong các triệu chứng sau, đặc biệt là nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 5 phút:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh