Vì sao chúng ta thấy máu trong tĩnh mạch có màu xanh ?

Nội dung

Máu của chúng ta luôn luôn có màu đỏ, ngay cả khi nó bị mất oxy, vậy tại sao tĩnh mạch của chúng ta trông có màu xanh hoặc xanh tím, rất ít khi có màu đỏ ?

Có 5 nguyên nhân có thể giải thích cho hiện tượng này :

- Thứ nhất, sự tương tác của ánh sáng và da: ánh sáng đi xuyên qua da, bị hấp thu và phát ngược trở lại. Da hấp thụ ánh sáng xanh, chất béo dưới da chỉ cho phép ánh sáng xanh xuyên qua da đến tận tĩnh mạch, vì vậy đây là màu được phản chiếu trở lại. Các màu sắc ít năng lượng hơn, ấm hơn được da hấp thu trước khi chúng có thể phản xạ trở lại đến mắt.

- Thứ hai, lượng oxy trong máu : Máu nghèo oxy có màu đỏ sẫm. Hầu hết các tĩnh mạch mang máu nghèo oxy, có màu sẫm hơn máu giàu oxy. Màu sắc đậm của máu làm cho các tĩnh mạch cũng có vẻ đậm màu.

- Thứ ba, kích cỡ tĩnh mạch : Các mạch máu khác nhau về kích cỡ cũng khác nhau về màu sắc. Nếu bạn nhìn kĩ vào các mạch máu của bạn, ví dụ, ở chỗ cổ tay của bạn, bạn sẽ nhìn thấy các tĩnh mạch của bạn không cùng màu. Đường kính và độ dày thành của các tĩnh mạch đóng một phần trong cách hấp thu ánh sáng và lượng máu được nhìn thấy qua mạch.

- Thứ tư, vị trí tĩnh mạch : Các tĩnh mạch nông nằm sát ngay dưới da thường có sắc đỏ, các tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu nằm sâu hơn dần dần pha màu xanh. Trong khi đa số các tĩnh mạch đều nằm sâu dưới da nên tĩnh mạch thường có màu xanh.

- Thứ năm, do não bộ : Khi thu nhận thông tin từ võng mạc để xử lý, màu đỏ tím đặt cạnh màu đỏ có thể chuyển biến thành màu tím xanh. Do đó, sự tương phản của màu da cũng ảnh hưởng đến màu sắc tĩnh mạch quan sát được.

return to top