Các vấn đề về da thường phổ biến hơn ở một số nghề cụ thể, chẳng hạn những người làm việc ở công xưởng, chế biến thực phẩm, công trường, vận hành máy móc, in ấn, mạ kim loại, xử lý da, bảo hành máy móc, nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.
Nếu bạn sử dụng chất hóa học hoặc các chất khác trong khi làm việc, nơi làm việc cần có Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Hãy đảm bảo bạn đã đọc những thông tin trên đó một cách cẩn thận.
Ngứa và nổi mẩn. Triệu chứng da phổ biến liên quan đến nghề nghiệp là da ngứa và nổi mẩn. Vấn đề này xảy ra khi da thường xuyên tiếp xúc với nước, chất hóa học và các chất khác.
Qua thời gian, việc tiếp xúc dung môi, nhiều loại xà phòng và thậm chí là nước sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da, làm da nứt và trở nên khô, nẻ.
Các loại dầu mỡ bôi trơn có thể bít lỗ chân lông trên da, gây ra mụn và ngứa da.
Tiếp xúc axit, alkalis hoặc kim loại nặng sẽ khiến ra bỏng rộp và đau đớn.
Dị ứng da. Tiếp xúc với chỉ một lượng nhỏ chất hóa học cũng có thể gây dị ứng da. Tác nhân phổ biến của dị ứng da liên quan đến nghề nghiệp bao gồm keo acrylat (keo siêu dính), epoxy, thuốc nhuộm hoặc nhựa cây, nhựa cao su.
Ung thư da. Những người làm việc ngoài trời và phơi nhiễm ánh sáng mặt trời quá nhiều có nguy cơ bị ung thư da. Loại ung thư này xảy ra chậm sau nhiều năm.
Những phương pháp sau có thể khiến nơi làm việc của bạn trở nên an toàn nếu bạn làm việc với hóa chất hoặc chất nguy hiểm:
Dưới đây là một số việc bạn cần làm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh