Hội chứng Sheehan – biến chứng sản khoa dễ bị bỏ sót

Nội dung

Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng đặc biệt cho người phụ nữ. Từ lúc thụ thai đến khi trẻ ra đời, mẹ bầu có thể phải đối mặt với vô vàn những biến chứng khi mang thai có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh các tai biến sản khoa có thể thấy ngay như thuyên tắc ối, tiền sản giật, vỡ tử cung, băng huyết sau sinh…, cũng có những thương tổn âm thầm xuất hiện rất lâu sau cuộc sinh nở với hậu quả hết sức nặng nề. Đó là hội chứng  (HC) Sheehan, hay còn được gọi là suy tuyến yên sau sinh.

 

1. HC Sheehan là gì?

Hội chứng Sheehan là tình trạng suy thùy trước tuyến yên, xuất hiện ở một số phụ nữ sau đẻ do nguyên nhân tuyến yên bị hoại tử, được mô tả lần đầu năm 1937 bởi bác sỹ người Pháp H.L Sheehan. Bệnh là hậu quả của giảm thể tích tuần hoàn do mất máu nhiều trong và sau sinh.

Tỉ lệ gặp trên thế giới là 1/10.000 ca đẻ và không có sự liên quan giữa mức độ mất máu và triệu chứng lâm sàng.

Hội chứng Sheehan là một tình trạng hiếm gặp phát triển ở một số phụ nữ chảy máu quá nhiều trong khi sinh con. Việc mất máu quá nhiều ảnh hưởng và làm giảm chức năng của tuyến yên, khiến những phụ nữ liên quan gặp phải các triệu chứng của suy tuyến yên. Trên thực tế, hội chứng Sheehan là một dạng suy tuyến yên.

Tuyến yên là một bộ phận của hệ thống nội tiết, là tuyến trong cơ thể chịu trách nhiệm sản xuất một số hormone ảnh hưởng đến các cơ quan như tuyến giáp, thận và cơ quan sinh sản tình dục như tử cung. Khi tuyến yên bị tổn thương và các hormone này không được sản xuất đủ số lượng, chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng khác này cũng suy giảm.

 

2. Nguyên nhân và biểu hiện hội chứng Sheehan

Hội chứng Sheehan là do mất máu quá nhiều trong quá trình sinh nở dẫn đến cái chết của các tế bào tuyến yên. Khi mang thai, tuyến yên phát triển lớn hơn, cần nhiều oxy hơn và ở trạng thái mỏng manh hơn bình thường.

Khi một người phụ nữ bị chảy máu quá nhiều trong khi sinh, hậu quả là huyết áp của cô ấy giảm và việc cung cấp máu (mang oxy) đến các cơ quan như tuyến yên. Điều này làm tổn thương tuyến yên và nó không thể hoạt động bình thường và sản xuất đủ hormone nữa.

Trong cộng đồng y tế, người ta cho rằng phải có ít nhất 75% đến 90% tổn thương đối với thùy trước tuyến yên trước khi hội chứng Sheehan phát triển.

Các hormone được sản xuất bởi thùy trước bị ảnh hưởng bởi hội chứng Sheehan là:

  • Prolactin: Đây là hormone chịu trách nhiệm kích thích sản xuất sữa mẹ

  • Hormone tăng trưởng: Nó chịu trách nhiệm cho sự phát triển của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Nó cũng chịu trách nhiệm cho sự phát triển của xương và duy trì khối lượng cơ.

  • Hormone kích thích tuyến giáp: Hormone này kích thích tuyến giáp sản xuất các hormone tuyến giáp: thyroxine và triiodothyronine.

  • Hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể: Những hormone này được gọi là gonadotropins. Chúng kích thích và điều chỉnh các chức năng của buồng trứng.

  • Hormon vỏ thượng thận: Hormone này điều chỉnh việc sản xuất glucocorticoid như cortisol của vỏ thượng thận.

 

3. Yếu tố nguy cơ

Đa thai, đa ối, thai to; Mang thai nhiều lần; Ngôi ngược; Chuyển dạ kéo dài; Vỡ tử cung; Chấn thương đường sinh dục; Sót rau sau sinh; Rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược; Rối loạn đông cầm máu…

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán hội chứng Sheehan thường được thực hiện khi một phụ nữ có các triệu chứng của suy tuyến yên cũng như tiền sử bệnh lý chảy máu quá nhiều trong khi sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến yên để xác định chẩn đoán.

Ngoài ra, chụp MRI hoặc CT có thể được chỉ định để thu được hình ảnh của tuyến yên và loại trừ khả năng mắc các vấn đề về tuyến yên khác như khối u, vì khối u tuyến yên là nguyên nhân chính gây suy tuyến yên và các triệu chứng phụ của nó.

Trong trường hợp hội chứng Sheehan là cấp tính và các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ngay lập tức, chẩn đoán sẽ được thực hiện trước khi người phụ nữ xuất viện và bắt đầu điều trị ngay lập tức.

return to top