✴️ Khó tiêu đầy bụng là bệnh gì?

Khó tiêu đầy bụng là hiện tượng rất nhiều người từng gặp phải. Tuy nhiên, ít ai biết rõ đây là triệu chứng của bệnh gì. Vậy khó tiêu đầy bụng là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách ngăn chặn bệnh này thế nào?

 

Dấu hiệu của chứng khó tiêu đầy bụng

Tình trạng khó tiêu đầy bụng thường gặp phải sau khi ăn khoảng 30 phút, lúc này bạn sẽ có cảm giác không thoải mái, gây ra các triệu chứng khó chịu như:

  • Cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng
  • Ợ hơi, ợ nóng, có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được
  • Bụng tức nặng nề ở phía trên, khi vỗ lên tiếng kêu bình bình
  • Sẽ có cảm giác đau râm ran, còn gây ra táo bón
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng, cảm thấy sợ đồ ăn
  • Thở dài nặng nề, đi lại mệt

 

Nguyên nhân gây khó tiêu đầy bụng

Khó tiêu đầy bụng thực chất là một triệu chứng sinh lý của hệ tiêu hóa, và còn là biểu hiện của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng này là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Do ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu hóa, dễ sinh hơi, các đồ ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ hay các món nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ uống có ga.

Việc ăn uống không cân bằng các dưỡng chất không chỉ gây đầy bụng khó tiêu mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Việc ăn nhiều tinh bột sẽ khiến cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa kịp, gây ra ứ đọng tại dạ dày. Có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…) hoặc thói quen sau khi ăn xong đã đi nằm nghỉ ngay.

Tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa cũng gây khó tiêu đầy bụng do thức ăn bị ứ đọng, lên men và sinh hơi. Bên cạnh đó, đây còn là biểu hiện của nhiều bệnh về hệ tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa cũng gây khó tiêu đầy bụng do thức ăn bị ứ đọng, lên men và sinh hơi.

 

Cách ngăn chặn khó tiêu đầy bụng

Cải thiện việc ăn uống cho đúng cách sẽ giúp bạn có thể ngăn triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ và vitamin sau mỗi bữa ăn.
  • Không phải loại thức ăn giàu tinh bột nào cũng gây chướng bụng, đầy hơi. Nên ăn khoai tây, khoai lang, các loại ngũ cốc khi bị khó tiêu đầy bụng.
  • Các loại thực phẩm giàu đạm nên ăn: thịt, trứng, nhất là cá. Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói nhiều.
  • Không nên ăn những thức ăn giàu tinh bột hoặc ủ men như bánh mỳ, bánh bao, bún, phở và các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, các loại hoa quả bị chín nẫu.
  • Tránh các loại đồ uống có ga, nhiều cồn như bia rượu.
  • Không nên ăn thực phẩm có mạch nha, đồ ăn chứa dấm như salad, nước mắm…
  • Không nhai kẹo cao su vì sẽ làm cho bụng bị tích nhiều khí.

 

Tự khắc phục khó tiêu đầy bụng tại nhà

  • Chườm đá: Chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày.
  • Xoa đều, nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ dọc khung đại tràng, có thể bôi thêm một chút dầu lên bụng cho bụng nóng hơn.
  • Nước chanh nóng: Có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu đầy bụng.
  • Uống nước có chứa tinh dầu bạc hà như trà bạc hà, bạc hà dã nát lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp vài lá bạc hà.
  • Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà.

Những thông tin trên đã cho biết khó tiêu đầy bụng là bệnh gì. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng khó tiêu đầy bụng, người bệnh nên đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh và nhanh chóng chữa trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top