Á sừng là bệnh lý khá phổ biến thường tái phát vào mùa đông và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh á sừng có chữa khỏi được không, người bệnh cần chú ý những gì?
Triệu chứng cảnh báo bệnh á sừng
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh á sừng là do yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn như hóa chất tẩy rửa, khói thuốc…
Bệnh á sừng gặp ở mọi độ tuổi và đối tượng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất… Triệu chứng bệnh á sừng dễ nhận biết, điển hình như:
Nhiều người cho rằng bệnh á sừng khó chữa khỏi và dễ tái phát tuy nhiên hiện nay đã có nhiều cách chữa bệnh á sừng khỏi hoàn toàn nhờ dùng các thuốc chữa bệnh á sừng kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý giúp bệnh khỏi nhanh chóng. Và giống như các bệnh khác để có được hiệu quả điều trị tốt nhất và đúng cách thì người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu uy tín khám và dùng thuốc theo đúng liệu trình trị bệnh mà các bác sĩ chỉ định.
Người bệnh á sừng cần chú ý tới chế độ chăm sóc da:
– Không cào gãi, kỳ cọ, bóc vảy da ở vùng bị bệnh tránh gây tổn thương da.
– Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất độc hại. Nếu cần thiết thì người bệnh cần sử dụng găng tay bảo hộ để tránh nhiễm độc cho da.
– Bổ sung các vitamin A, C, D, E giúp cải thiện lớp sừng hỗ trợ hồi phục các tế bào da.
– Uống nhiều nước, hạn chế ngâm chân tay với nước muối vì muối sẽ hút ẩm trong các tế bào da, khiến da khô hơn.
– Vào mùa đông, cần sử dụng kem dưỡng ẩm để da đỡ thô ráp, nứt nẻ. Nên đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ gây nứt nẻ.
– Lựa chọn loại xà bông, dầu gội phù hợp, không chứa những chất tẩy rửa mạnh.
Khi tổn thương bị á sừng dần nặng với các triệu chứng đau rát, nứt nẻ ra, sưng đỏ. Lúc này người bệnh cần hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm mủ và hạn chế hồi phục da như:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh