Herpes môi, còn gọi là bệnh giộp môi, là nhóm những vết giộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng. Da xung quanh vết giộp thường đỏ, sưng tấy, và bị giộp. Vết giộp có thể vỡ, rỉ ra một chất dịch trong, và đóng vảy sau đó một vài ngày. Herpes môi thường lành trong vòng hai tuần hoặc hơn.
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh herpes môi. Đôi khi một người có thể bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của herpes môi và phòng bệnh tái phát.
Herpes môi là bệnh do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Chúng có 2 dạng: HSV-1 và HSV-2. HSV-1 thường gây ra bệnh giộp môi, còn HSV-2 chủ yếu gây herpes sinh dục. Tuy nhiên, HSV-1 vẫn có thể gây mụn giộp ở bộ phận sinh dục và HSV-2 vẫn có khả năng gây herpes môi mặc dù rất hiếm.
Các vết mụn giộp có thể nhìn thấy có khả năng lây lan cao, tuy nhiên ngay cả khi không nhìn thấy chúng vẫn có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, như ôm hôn nhau, dùng chung mỹ phẩm hay thức ăn. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể làm lây bệnh herpes miệng và cả herpes sinh dục.
Tái nhiễm
Khi bạn đã bị nhiễm virus herpes simplex thì không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Ngay cả khi vết loét đã lành, virus vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể bị tái phát bệnh bất cứ lúc nào. Một số người đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh khi hệ miễn dịch bị yếu đi như khi mắc bệnh hay căng thẳng.
Bạn có thể cảm thấy ngứa hay nóng rát trên môi hay trên mặt vài ngày trước khi vết mụn giộp xuất hiện. Các vết giộp có dạng mụn nước màu đỏ nổi trên bề mặt da, khi chạm vào có cảm giác đau. Chúng thường bị vỡ ra, dịch trong chảy ra sau đó đóng vảy và tự lành lại.
Herpes môi thường kéo dài trong ít nhất 2 tuần và có khả năng lây lan cho tới khi chúng đóng vảy. Thậm chí đối với một số người, các vết mụn giộp có thể xuất hiện 20 ngày sau khi bị nhiễm virus.
Các triệu chứng khác khi bị nhiễm herpes môi:
Tay đã chạm vào vết giộp rồi đưa lên mắt có thể gây nhiễm trùng tại mắt. Bạn nên đi khám bác sỹ ngay nếu bị nhiễm trùng mắt trong thời gian mắc bệnh herpes môi. Nhiễm trùng tại mắt do virus herpes simplex có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị nhiễm lần đầu tiên, virus herpes simplex có thể gây các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng do cơ thể bạn vẫn chưa sản sinh ra các kháng thể chống lại virus này. Các biến chứng tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ tới bác sỹ nếu trẻ có những dấu hiệu sau:
Các biến chứng thường hay xảy ra ở những người bị mắc bệnh chàm eczema hay một căn bệnh gây suy yếu hệ miễn dịch như ung thư hay AIDS.
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh herpes môi. Một số người có mang virus nhưng hiếm khi biểu hiện triệu chứng bệnh. Đối với căn bệnh này có một số liệu pháp có thể giúp giảm các triệu chứng.
Thuốc mỡ và kem bôi
Khi vết mụn giộp gây đau đớn khó chịu cho bạn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ kháng virus để giảm đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương như peniciclovir (Denavir). Các thuốc mỡ sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu được bôi ngay khi vết giộp vừa xuất hiện. Bạn nên bôi khoảng 4-5 lần/ ngày trong khoảng 4-5 ngày.
Kem bôi Docosanol (Abreva) là một lựa chọn khác, loại thuốc này giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và cũng nên được sử dụng giống như loại thuốc mỡ trên.
Thuốc uống
Các loại thuốc kháng virus đường uống như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir) cũng được sử dụng khi bị nhiễm herpes môi. Đây là các loại thuốc kê đơn được sử dụng khi bạn gặp phải những biến chứng hay thường xuyên bị tái phát bệnh.
Điều trị tại nhà
Các triệu chứng khó chịu có thể giảm bớt bằng cách chườm đá lạnh hoặc khăn mặt lạnh lên vết mụn giộp. Các liệu pháp hỗ trợ khi bị nhiễm herpes môi bao gồm sử dụng viên uống bổ sung lysine hay dùng son dưỡng môi có chứa chiết xuất chanh.
Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác, bạn nên rửa tay sạch sẽ thường xuyên và tránh tiếp xúc da với người khác.
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như son môi và các loại bát, đĩa, thìa, đũa với người khác khi bị mắc bệnh.
Đặc biệt lưu ý không dùng tay đưa lên mắt hay bộ phận sinh dục khi đang bị nhiễm herpes môi để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt hay nhiễm herpes sinh dục.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh