Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da rất nhiều người mắc phải. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến tâm lí và thẩm mĩ. Theo đó, rất nhiều người bệnh hoang mang về việc bệnh vẩy nến có chữa được không?
Bệnh vẩy nến là gì? Bệnh vẩy nến có chữa được không? Đó là thắc mắc cần được giải đáp của rất nhiều người.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vẩy nến được hiểu là những rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Đây là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến những sinh hoạt, tâm lí của người bệnh.
Cho tới nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, các yếu tố như: Di truyền, nhiễm khuẩn, căng thẳng tâm lí kéo dài, sử dụng thuốc… là những yếu tố được xác định là có mối liên hệ rất gần với bệnh vẩy nến.
1. Biểu hiện nhận biết bệnh vẩy nến
Bệnh gẩy nến có các mảng da có màu đỏ và có lớp vảy bong tróc có ranh giới trên da. Các lớp vẩy da này liên tục xuất hiện hết lớp này tới lớp khác ở các vị trí như tay, chân, lưng, bẹn, đầu…
Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể giúp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Các biện pháp trị bệnh vẩy nến hiện nay chỉ dùng lại ở việc khắc phục phần nào các triệu chứng của bệnh.
Để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa. Căn cứ trên tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da…
Phương pháp Quang trị liệu trị bệnh vẩy nến là một phương pháp điều trị mới sử dụng tia sáng UVB và PUVA chiếu vào vùng da bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng khỏi bệnh nhanh, kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây ra tác dụng phụ nên ít được sử dụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh