ĐẠI CƯƠNG
Vảy phấn đỏ nang lông được đặc trưng bởi các biểu hiện dày sừng nang lông khu trú, dày sừng lòng bàn tay bàn chân và đỏ da.
Bệnh gặp ở cả hai giới. Tuổi hay gặp nhất từ 40-60 tuổi và từ 1-10 tuổi.
NGUYÊN NHÂN
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số trường hợp xuất hiện sau nhiễm khuẩn hay nhiễm virút.
Các nghiên cứu cho thấy chu chuyển các tế bào ở thượng bì tăng, chỉ số đánh dấu thymidin tăng 3-27%. Tốc độ phát triển của móng tăng hơn bình thường.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
+ Sẩn nang lông
+ Dát đỏ
+ Lòng bàn tay, bàn chân: dày sừng, màu ánh vàng
Dấu hiệu lộn mi (khi có tổn thương ở mặt)
Tổn thương móng
Cận lâm sàng
+ Mô bệnh học
+ Các xét nghiệm khác
Chẩn đoán thể lâm sàng
Thể điển hình ở người lớn
+ Dát đỏ, bong vảy ở đầu tiên ở đầu, cổ, phần trên của thân mình.
+ Sẩn ở nang lông, dày sừng, ở đốt một các ngón và vùng tỳ đè.
+ Lúc đầu các sẩn đứng riêng rẽ sau liên kết lại thành mảng lớn, màu đỏ, sần sùi, thô ráp.
+ Xung quanh các mảng đỏ da có các sẩn ở nang lông đứng riêng lẻ. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp cho chẩn đoán xác định bệnh.
+ Tiển triển của bệnh theo xu hướng từ đầu đến thân mình đến các chi.
+ Ở mặt: gây đỏ da và có dấu hiệu lộn mi. Đôi khi thương tổn giống với viêm da dầu.
Ở đầu: đỏ da và bong vảy.
Bàn tay bàn chân: dày sừng và có màu vàng.
+ Móng tay, móng chân dày, rỗ, tăng sắc tố ở bờ tự do, đôi khi có hiện tượng xuất huyết.
+ Cơ năng: người bệnh ngứa, kích thích hay khó chịu.
+ Các biểu hiện có thể gặp:
Thể không điển hình ở người lớn.
+ Chiếm 5% tổng số người bệnh.
+ Khởi phát ở tuổi 40-50.
+ Sẩn nang lông ở một số vùng của cơ thể.
+ Nhiều người bệnh có biểu hiện giống với eczema.
+ Ít gây đỏ da toàn thân.
Thể điển hình ở trẻ em
+ Khởi phát lúc 5-10 tuổi.
+ Lâm sàng giống typ 1.
+ Có ¾ người bệnh xuất hiện sau nhiễm trùng.
+ Tự khỏi sau 1-2 năm.
+ Có thể chuyển sang typ 4.
Thể khu trú ở trẻ em
+ Xuất hiện muộn vài năm sau đẻ.
+ Mảng đỏ giới hạn rõ trên có các sẩn ở nang lông, vị trí ở đầu gối, khuỷu tay.
+ Có thể có dày sừng bàn tay bàn chân.
+ Hình ảnh lâm sàng giống với vảy nến.
+ Tiên lượng: một số trường hợp có thể khỏi sau 10 tuổi.
Thể không điển hình ở trẻ em
Đỏ da và dày sừng từ lúc sơ sinh hoặc trong những năm đầu của cuộc sống.
Dày sừng rất thường gặp đi kèm với sẩn ở nang lông.
+ Một số trường hợp có dày da kiểu xơ cứng bì ở các ngón tay.
+ Ít khi khỏi.
+ Một số trường hợp có tính chất gia đình.
Thể liên quan đến HIV
+ Dày sừng ở mặt và phần trên của thân mình.
+ Trứng cá mạch lươn.
+ Suy giảm miễn dịch.
+ Giảm globulin máu.
Chẩn đoán phân biệt với vảy nến
|
PRP |
Vảy nến |
Tuổi |
2 đỉnh |
Trên 20 tuổi |
Vảy |
Mỏng |
Dày |
Dày sừng |
Thường gặp |
Ít gặp hơn |
Đảo da lành |
Thường gặp |
Ít gặp |
Móng |
Dày |
Dày móng, rỗ móng |
Chu chuyển thượng bì |
++ |
++++ |
Áp xe Munro |
- |
++ |
Đáp ứng với UVB |
Kém |
Tốt |
Đáp ứng với corticoid |
Kém |
+ |
Đáp ứng với methotrexat |
Tùy từng trường hợp |
Tốt |
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Tránh dùng các thuốc kích ứng da.
Dùng các thuốc dịu da, ẩm da.
Corticoid bôi tại chỗ không có tác dụng.
Sử dụng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với ánh sáng trị liệu trong trường hợp cần thiết.
Điều trị cụ thể
Tại chỗ
+ Bôi kem chống khô da: vaselin, kem dưỡng ẩm.
+ Chiếu UVB kết hợp với vitamin A axít.
Toàn thân
+ Vitamin A axít (acitretin)
+ Methotrexat
+ Azathioprim (Immurel)
+ Cyclosporin
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Thể khu trú thường tiến triển tốt sau một vài năm. Thể điển hình tiến triển dai dẳng và có thể gây đỏ da toàn thân sau 2 đến 3 tháng. Một số trường hợp giảm dần rồi ổn định từ 2 đến 3 năm và có thể tự khỏi. Bệnh có thể tái phát nhưng hiếm gặp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh