Các loại filler tiêm ở mặt

Nội dung

Đa số các loại filler đều có thể hấp thu được, cho nên hiệu quả của việc tiêm filler có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, phụ thuộc vào từng loại filler và từng người. Một số loại filler được quảng cáo là có thể có hiệu quả lâu dài.

Các loại filler

Thị trường hiện nay là một ma trận các loại filler.

Mặc dù một số loại filler có thể có hiệu quả ngay lập tức nhưng một số loại filler khác sẽ cần phải điều trị nhiều lần trong nhiều tuần để đạt được hiệu quả tối đa.

Các loại filler phổ biến bao gồm:

Acid hyaluronic (HA)

Đây là một hợp chất có dạng gel, có mặt tự nhiên trong cơ thể. HA có thể dùng để làm đầy da tại các vị trí như má, và làm căng nếp nhăn, đặc biệt là nếp nhăn quanh mắt, môi hoặc trán.

Vì cơ thể sẽ dần dần tái hấp thu HA theo thời gian nên hiệu quả của việc tiêm HA thường chỉ kéo dài từ 6-12 tháng. Hiện nay cũng có một số tiến bộ trong việc tiêm filler HA nên hiệu quả thường sẽ kéo dài khoảng 12 tháng hoặc lâu hơn.

Canxi hydroxylapatite (CaHA)

Loại filler này dùng canxi (dưới dạng các hạt vi mô) rồi đưa canxi vào trong một loại gel và tiêm vào da. Loại gel này đặc hơn gel HA, do vậy, thích hợp cho các loại vết nhăn sâu.

Hiệu quả của CaHA thường kéo dài khoảng 1 năm.

Acid poly – L – Lactic

Đây là loại acid tự hủy sinh học sẽ giúp kích thích da tự sản sinh ra collagen, thay vì làm đầy nếp nhăn. Việc  này sẽ giúp làm da căng và có độ cứng, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Loại filler này thường được dùng để điều trị các nếp nhăn sâu, làm căng da tại những khu vực trước đây tích mỡ. Hiệu quả của loại filler này không xuất hiện ngay nhưng có thể duy trì hiệu quả trong ít nhất 2 năm, do vậy, đây được coi là một loại filler bán vĩnh viễn.

Polymethylmethacrylate (PMMA)

Loại filler này bao gồm các quả bóng nhỏ và collagen có thể làm đầy da. Mặc dù loại filler này được coi là có hiệu quả vĩnh viễn và hiệu quả có thể kéo dài lên tới 5 năm, nhưng loại filler này thường không phải là lựa chọn đầu tiên của các bcs sỹ. Bởi các loại filler có hiệu quả kéo dài thường cũng sẽ có tỷ lệ biến chứng cao hơn, ví dụ như nhiễm trùng hoặc xuất hiện các nốt sần.

Tiêm mỡ tự thân

Kỹ thuật này sẽ hút mỡ từ các phần khác của cơ thể, ví dụ như ở mông, và tiêm lượng mỡ này lên các vùng da cần làm đầy.

Mỡ thường được lấy ra khỏi cơ thể bằng việc hút chân không bằng việc rạch một đường vào da. Kỹ thuật này cần phải được gây mê và bạn sẽ cần khoảng 1-2 tuần để hồi phục. Trong đa số các trường hợp, tiêm mỡ tự thân sẽ có hiệu quả kéo dài.

 

Phản ứng phụ của việc tiêm filler mặt

Các phản ứng phụ phổ biến

Các phản ứng phụ dưới đây thường sẽ xuất hiện quanh vị trí tiêm ngay sau khi tiêm, và thường biến mất trong vòng 7-14 ngày:

  • Đỏ
  • Sưng
  • Đau
  • Bầm tím
  • Ngữa
  • Mẩn đỏ

Các phản ứng phụ hiếm gặp

Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến những phản ứng phụ dưới đây:

  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ filler qua vị trí tiêm
  • Nốt sần tại vị trí tiêm (có thể sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ)
  • U hạt, một loại viêm do có sự phản ứng lại với chất filler
  • Sự di chuyển của filler từ vị trí này đến vị trí khác
  • Tổn thương các mạch máu
  • Mù lòa, xảy ra khi chất filler được tiêm vào động mạch, làm chặn dòng máu chảy tới mặt
  • Hoại tử mô, cũng do lưu lượng máu bị chặn.

 

Thận trọng

Mặc dù tiêm filler là tương đối an toàn, nhưng bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn:

  • Hãy đến gặp bác sỹ có chứng chỉ và giàu kinh nghiệm trong việc tiêm filler.
  • Thực hiện thủ thuật tiêm filler trong điều kiện môi trường y tế đầy đủ, không phải tiêm filler tại nhà hoặc tại cơ sở tư nhân.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ về từng loại filler cụ thể mà bạn sử dụng. Filler càng đắt tiền, sẽ càng tốt.
  • Không nên mua các loại filler online trên mạng. Chỉ nên mua filler tại các cơ sở y tế.
  • Filler nên được còn nguyên trong bao gói và kim tiêm khử trùng mới.
  • Biết được các nguy cơ và các phản ứng phụ có thể xảy ra với mình.
  • Đọc kỹ thành phần của các loại filler và không tiêm filler nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào (ví dụ như collagen)

Nói với bác sỹ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể sẽ tương tác với các thành phần khác của filler hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể.

Không nên tiêm filler nếu:

  • Da bạn đang bị viêm hoặc các vấn đề khác (mẩn đỏ, mụn trứng cá…)
  • Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần của filler.
  • Bạn mắc phải các rối loạn chảy máu
  • Bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dưới 18 tuổi
  • Da bạn dễ bị sẹo

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top