Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp đó là do tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Nếu chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát. Vậy cách chữa chín mé như thế nào? Hãy cùng tham khảo nhé.
1. Biểu hiện của bệnh chín mé
Chín mé tiến triển qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu. Đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, gây khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.
– Giai đoạn 2: từ ngày thứ 4 -7, đây là thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh ngón, gây cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ.
– Giai đoạn 3: có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu.
Nếu không điều trị đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh chín mé dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. Bạn cần phân biệt chín mé với các bệnh lý đó như sau:
– Tổ đỉa: thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ.
– Viêm cấp quanh móng: chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ.
– Chín mé do ung thư hắc tố (melanotic whitlow): Đây là một dạng của bệnh ung thư hắc tố, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng.
Cách chữa chín mé như sau:
– Vệ sinh: Giữ sạch chỗ bị chín mé nhằm tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh chẳng hạn như axít fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
– Nếu chín mé làm mủ: Bạn cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh.
Nhìn chung người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả, phù hợp và an toàn.
Nếu chín mé làm mủ: Bạn cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh