Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát và khó chữa dứt điểm. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có cách phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời qua các câu hỏi ngắn sau đây.
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là một bệnh viêm da mạn tính, rất thường gặp, với khoảng 2 – 3% dân số mắc phải. Bệnh vẩy nến xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy bạc hay trắng.
Dạng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến là vảy nến thể mảng. Các mảng da thường xuất hiện ở khủy tay, đầu gối và vùng dưới lưng gây ngứa hoặc đau đớn cho người bệnh.
Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo các nhà khoa học bệnh có liên quan tới một vấn đề xảy ra với các tế bào máu được gọi là tế bào T. Những tế bào này thường di chuyển trong các mạch máu để chống nhiễm trùng, nhưng ở người bệnh vẩy nến, chúng lại chuyển sang tấn công các tế bào da của cơ thể do nhầm lẫn.
Một số gen nhất định có liên quan đến bệnh vẩy nến. Những người mang các gen này có nhiều nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến hơn những người không có. Tuy nhiên bệnh vẩy nến không chỉ do gen. Các nhà khoa học cho rằng bệnh xảy ra khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích hoạt ở những người có một hoặc nhiều gen làm tăng khả năng phát triển bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến chỉ đơn giản bằng cách kiểm tra làn da của người bệnh. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết, trong đó một mẩu nhỏ của da được lấy ra để quan sát dưới hiển vi.
Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?
Mục tiêu điều trị của bệnh vẩy nến là làm chậm tiến triển của bệnh bằng cách tác động vào quá trình tăng trưởng của tế bào da.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc (uống và bôi) hoặc quang trị liệu (phototherapy) và chiếu tia cực tím UVB, chiếu tia laser xung nhuộm màu…
Lưu ý các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.
Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị tự nhiên có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng do bệnh vẩy nến gây ra. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên mà người bệnh có thể thử áp dụng tuy nhiên nên nhớ tuyệt đối không bao giờ sử dụng chúng để thay thế thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác mà bác sĩ điều trị đã hướng dẫn.
Người bị mắc bệnh vẩy nến thường cảm thấy kém tự tin trong giao tiếp, đặc biệt nếu vảy nến xảy ra ở những phần cơ thể thường lộ ra ngoài. Nhiều người chọn mặc đồ quần áo dài để che đi vùng da bị ảnh hưởng. Trong khi đó nhiều người khác lại từ chối tham gia các hoạt động thể thao khiến vùng da bị ảnh hưởng dễ bị lộ.
Đau, ngứa và các triệu chứng khác cũng dễ khiến cho người bệnh cảm thấy chán nản. Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao có thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng.
Có đến 30% bệnh nhân vẩy nến cuối cùng sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến. Đây là một bệnh gây đau và sưng ở các khớp. Các bệnh hoặc những vấn đề sức khỏe khác có nhiều nguy cơ xảy ra ở những người bị bệnh vẩy nến bao gồm bao gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh