Làm thế nào để chăm sóc tốt cho bàn chân?

Nội dung

Những vấn đề về chân thường gặp

Một số vấn đề về chân thường gặp và cần đến các chuyên gia điều trị bao gồm:

  • Vấn đề về da
  • Các cục và vết chai
  • Rối loạn mọc móng, ví dụ như móng chân mọc ngược
  • Tổn thương bàn chân
  • Nhiễm trùng bàn chân
  • Tổn thương bàn chân và mắt cá chân do hoạt động quá mức.

 

Những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao với các vấn đề về bàn chân

Những người bị tiểu đường dễ gặp phải các vấn đề về bàn chân nghiêm trọng hơn vì căn bệnh này thường dẫn đến:

  • Giảm lượng máu chảy tới bàn chân, điều này khiến các vết đứt và  vết trầy da lâu lành hơn.
  • Tổn thương thần kinh ở bàn chân làm giảm khả năng cảm nhận những chấn thương nhỏ.

Những người mắc tiểu đường nên:

  • Kiểm tra bàn chân bởi chuyên gia định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.
  • Hằng ngày, kiểm tra xem có các vết đứt, vết phồng rộp, tím hoặc dấu hiệu tổn thương nào không, những thứ mà có thể họ không cảm nhận được.
  • Tìm kiếm những lời khuyên hoặc sự điều trị từ các chuyên gia về chân trước khi tự cố gắng kiểm soát các vấn đề về chân (như vết chai, móng chân mọc ngược)

 

Các vấn đề về bàn chân ở người cao tuổi

Các chuyên gia về chân có thể giúp những người cao tuổi luôn năng động để giữ cho bàn chân của họ được khỏe mạnh. Một số người cao tuổi không thể tự chăm sóc cho đôi bàn chân của họ vì thị giác đã giảm sút và sự linh hoạt đã bị giới hạn.

Một số vấn đề thường gặp được điều trị bởi các chuyên gia về chân bao gồm:

  • Vấn đề về da
  • Vấn đề về móng, như  móng chân dày hoặc biến dạng gây khó cắt.
  • Rối loạn các mô mềm, như nhức gót chân.
  • Viêm khớp.

 

Tổn thương bàn chân trong thể thao

Một số vấn đề về chân thường gặp trong thể thao được các chuyên gia điều trị bao gồm:

  • Rạn xương (điều này xảy ra khi hoạt động quá nhiều)
  • Đau gót chân (do viêm cân gan chân)
  • Viêm gân ở phía sau mắt cá chân (Viêm gân gót)
  • Đau ở vùng đốt gần ngón chân cái  (Viêm xương vừng)

 

Rất nhiều vấn đề về bàn chân bắt đầu từ khi còn bé

Các chuyên gia về chân có thể giúp đỡ việc điều chỉnh sự phát triển bàn chân cho đúng ở trẻ em mọi lứa tuổi, bao gồm:

  • Trẻ nhỏ bắt đầu tập đi.
  • Các trẻ lớn hơn.

 

Chọn đúng giày cho chân của bạn

Các chuyên gia về chân có thể đưa ra lời khuyên về cách làm thế nào để chọn đúng giày cho bàn chân của mình. Những người dành khoảng thời gian dài chăm sóc cho chân của họ, hoặc những người bị mắc viêm khớp có thể cần những loại giày đặc biệt.

Một đôi giày tốt cần có:

  • Phần gót chắc chắn và vừa khít phần sau của bàn chân để tránh trơn trượt khi đi lại.
  • Đủ sâu và rộng ở phần ngón chân. Nên luôn có một khoảng trống ở giữa phần đầu của ngón chân dài nhất với mũi giày.
  • Giày nên được làm bằng chất liệu tự nhiên, như da, để cho phép bàn chân được thông thoáng.
  • Đế giày được làm từ những chất liệu như cao su. Điều này sẽ giúp cho việc tiếp nhận những chấn động của giày tốt hơn và ít trơn hơn so với đế da.

Lót giày

Đôi khi các chuyên gia về chân sẽ yêu cầu sử dụng các dụng cụ phụ trợ, đó chính là những lót giày được làm riêng phù hợp với mỗi người. Chúng giúp:

  • Điều chỉnh các cấu trúc của bàn chân sao cho bàn chân ở vị trí ổn định và có hiệu quả nhất khi đi bộ.
  • Giảm đau ở bàn chân và các khớp như khớp đầu gối và hông.

Những điều cần nhớ

  • Có một đôi bàn chân khỏe mạnh là điều rất quan trọng với mọi lứa tuổi.
  • Bạn sẽ không cần có sự giới thiệu từ các bác sĩ khác khi muốn gặp những chuyên gia về chân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top