Vì da trẻ nhỏ rất nhạy cảm và mỏng manh, bởi vậy, da trẻ rất dễ bị hăm tã – tình trạng kích ứng da gây ra mẩn đỏ ở vùng đóng tã của trẻ. Đa số trường hợp hăm tã đều có nguyên nhân là do độ ẩm và ma sát. Quá nhiều độ ẩm sẽ phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ của da, làm da đỏ lên, nhất là khi có nhiều sự ma sát với tã.
Hăm tã thường không nguy hiểm, nhưng lại khiến con bạn cảm thấy khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Có rất nhiều phương pháp có thể làm giảm hăm tã cho trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu xem phương pháp nào thích hợp cho con bạn.
Hăm tã thường sẽ xảy ra ở những trẻ lớn hơn một chút, khoảng từ 9 tháng trở lên. Bởi vì những trẻ lớn thường sẽ đi tiểu nhiều hơn, do vậy, tã sẽ ướt và làm da ẩm hơn. Ngoài ra, những trẻ ở tầm tuổi này bắt đầu ăn dặm, và các loại axit khác nhau mà trẻ sản xuất ra trong nước tiểu có thể dẫn đến tình trạng hăm tã nhiều hơn.
Điển hình của tình trạng hăm tã là nổi mẩn đỏ ở mức độ nhẹ và có thể lan rộng. Hăm tã thường xảy ra ở những vị trí tã tiếp xúc với làn da nhiều nhất, nhưng cũng có thể lan ra ngoài những vùng này. Trong một số trường hợp, khi vết hăm tã bị nhiễm trùng, có thể có màu đỏ tươi, sưng lên và lan ra ngoài vị trí xuất hiện ban đầu dưới dạng các mảng nhỏ, màu đỏ tươi, sưng tấy hoặc chảy nước.
Nếu chỗ hăm tã có màu đỏ tươi, đặc biệt là nếu có các nốt phồng rộp, đó có thể là do nhiễm nấm. Nếu có mủ, thì điều đó có nghĩa là rất có thể vết thương đã bị nhiễm vi khuẩn. Bạn nên cho bé đi khám ngay nếu hăm tã đi kèm với các triệu chứng sau đây:
Cách tốt nhất để phòng tránh hăm tã là thay tã cho trẻ ngay lập tức sau khi trẻ đi vệ sinh và rửa vùng đóng tã bằng nước ấm. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra vùng da đó thường xuyên, để tránh tình trạng tiếp xúc kéo dài với độ ẩm từ tã chứa đầy nước tiểu. Nếu tình trạng hăm tã xảy ra, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp sau:
Cố gắng giữ tã càng khô càng tốt: Để giữ vùng đóng tã của trẻ luôn khô ráo, bạn nên sử dụng các loại tã/bỉm thấm hút nhanh và thường xuyên thay tã cho trẻ, đặc biệt là nếu sử dụng tã bằng vải. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ chống hăm tã không cần kê đơn. Những phương pháp này có thể ngăn tã không ma sát trực tiếp vào da của trẻ.
Thử đổi nhãn hiệu tã/bỉm: Một số trẻ sẽ bị nhạy cảm với một số nguyên liệu nhất định, ví dụ như chất hóa học hay nước hoa có trong thành phần của tã. Do vậy, nếu con bạn bị hăm tã với một số nhãn hiệu nhất định, bạn nên đổi nhãn hiệu tã/bỉm mà trẻ sử dụng.
Không đóng tã/bỉm cho trẻ: Không đóng tã cho trẻ trong một khoảng thời gian ngắn trong ngày để không khí có thể làm khô vùng thường xuyên đóng tã. Việc này tuy đơn giản nhưng sẽ làm trẻ thoải mái hơn và cũng sẽ góp phần phòng ngừa được tình trạng hăm tã trong tương lai. Khuyến cáo mỗi ngày nên để cho vùng tã của bé khô ráo ít nhất 2 tiếng.
Cuối cùng, hãy kiểm soát tình trạng hăm tã của trẻ. Nếu bạn cố gắng điều trị hăm tã cho trẻ tại nhà vài ngày mà không khỏi, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh