Tiêu chuẩn chẩn đoán Tâm thần phân liệt (TTPL)

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo DSM-IV-TR năm 2000

Nhóm A: Có hai hay nhiều hơn trong số các triệu chứng sau: mỗi triệu chứng phải biểu hiện rõ ràng trong thời gian 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị tốt).

1. Hoang tưởng.

2. Ảo giác.

3. Ngôn ngữ thanh xuân.

4. Hành vi căng trương lực hoặc hành vi thanh xuân rõ.

5. Triệu chứng âm tính.

* Ghi chú:

Chỉ cần một triệu chứng duy nhất trong tiêu chuẩn A nếu như các hoang tưởng là kỳ dị hoặc các ảo thanh là giọng nói bình phẩm về hành vi hoặc ý nghĩ của bệnh nhân, hoặc hai hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.

Nhóm B: Mất chức năng xã hội và nghề nghiệp trong một thời gian đủ dài sau khi khởi phát bệnh, một hay nhiều lĩnh vực chính như việc làm, quan hệ với mọi người hoặc tự chăm sóc bản thân giảm sút so với trước khi bị bệnh.

Nhóm C: Độ dài các dấu hiệu tiếp theo của tổn thương bền vững ít nhất 6 tháng (hoặc ít hơn nếu điều trị thành công), các triệu chứng thoả mãn tiêu chuẩn A ( triệu chứng của pha hoạt động) và các triệu chứng của pha tiền triệu hoặc di chứng. Trong giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng các dấu hiệu tổn thương có thể chỉ là một triệu chứng âm tính hoặc hai hay nhiều hơn các triệu chứng ở tiêu chuẩn A với hình thức nhẹ.

Nhóm D: Không phải là rối loạn phân liệt cảm xúc hoặc rối loạn cảm xúc. Rối loạn phân liệt cảm xúc và rối loạn cảm xúc đã được loại trừ, hoặc là không có một giai đoạn trầm cảm điển hình, hưng cảm hay pha trộn nào xuất hiện đồng thời với các triệu chứng của

pha hoạt động, độ dài toàn bộ của chúng phải ngắn hơn khi so sánh với độ dài của pha hoạt động và di chứng.

Nhóm E: Không phải là một rối loạn do thuốc hoặc bệnh tổn thương thực tổn gây ra. Rối loạn không phải là hậu quả trực tiếp của ma túy hoặc một bệnh cơ thể.

Nhóm F: Liên quan với rối loạn chậm phát triển bền vững nếu tồn tại một tiền sử tự kỷ hoặc rối loạn chậm phát triển bền vững khác, chẩn đoán tâm thần phân liệt chỉ đặt ra khi hoang tưởng hoặc ảo giác rõ ràng được biểu hiện trong thời gian ít nhất là một tháng (có thể ít hơn nếu điều trị thành công).

1.1        Các thể theo DSM-IV-TR

  • Thể thanh xuân: những đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ và hành vi lố lăng, cảm xúc không phù hợp hoặc cùn mòn.
  • Paranoid: đây là thể thường gặp nhất của TTPL, điển hình bởi các hoang tưởng paranoid kéo dài. ảo thanh cũng có thể hộ trợ cho những niềm tin hoang tưởng. Rối loạn cảm xúc và ngôn ngữ. Các triệu chứng căng trương lực không bền vững.
  • Căng trương lực: nổi bật với các rối loạn tâm thần – vận động. Bệnh có thể biểu hiện rất khác nhau, từ kích động đến sững sờ và uốn sáp, tạo hình, cá nhân có thể duy trì tư thế do người ngoài áp đặt trong vài giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có hiện tượng vâng lời tự động, có trạng thái lơ mơ giống như ngủ kèm theo ảo giác sống động. Hiện nay thể bệnh này ít gặp ở các nước công nghiệp phát triển.
  • Di chứng: nét điển hình là không còn các hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ thanh xuân, hành vi thanh xuân hoặc căng trương lực. Tuy nhiên vẫn còn một số triệu chứng  âm tính rõ rệt

 

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5

Nhóm A. Có hai (hay nhiều hơn) các triệu chứng sau, mỗi triệu chứng phải biểu hiện rõ ràng trong thời gian 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị thành công). Ít nhất phải có một trong 3 triệu chứng (1), (2) hoặc (3):

(1). Hoang tưởng.

(2). Ảo giác.

(3). Ngôn ngữ thanh xuân (ví dụ như tư duy không liên quan hoặc hổ lốn).

(4). Hành vi thanh xuân hoặc hành vi căng trương lực.

(5). Các triệu chứng âm tính (ví dụ như biểu hiện cảm xúc giảm hoặc giảm sút ý chí).

Nhóm B. Trong một thời gian đủ dài kể từ khi khởi phát bệnh, mức độ chức năng của một hoặc nhiều lãnh vực chính như việc làm, quan hệ với mọi người hoặc tự chăm sóc bị giảm đáng kể so với trước khi khởi phát (đối với trường hợp khởi phát ở lứa tuổi trẻ em hoặc thanh thiếu niên, kết quả học tập hoặc nghề nghiệp hay trong quan hệ với mọi người không được như mong muốn).

Nhóm C. Các dấu hiệu của rối loạn kéo dài bền vững ít nhất 6 tháng. Thời gian 6 tháng bao gồm tối thiểu 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị thành công) của các triệu chứng trong tiêu chuẩn A (các triệu chứng của pha hoạt động) và thời gian của các triệu chứng tiền triệu hoặc triệu chứng di chứng. Trong suốt giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng, biểu hiện của rối loạn có thể chỉ là các triệu chứng âm tính hoặc 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng của tiêu chuẩn A nhưng ở hình thức nhẹ (ví dụ niềm tin kỳ lạ, có các tri giác bất thường).

Nhóm D. Loại trừ rối loạn phân liệt cảm xúc và rối loạn trầm cảm hoặc lưỡng cực có triệu chứng loạn thần bởi vì hoặc là (1) không có giai đoạn trầm cảm chủ yếu hoặc hưng cảm xảy ra đồng thời với các triệu chứng pha hoạt động hoặc là (2) nếu giai đoạn cảm xúc xảy ra trong pha hoạt động, độ dài của chúng phải ngắn hơn tổng độ dài của pha hoạt động và di chứng.

Nhóm E. Rối loạn không do một chất (ví dụ lạm dụng ma túy, một thuốc) hoặc do bệnh lý cơ thể khác.

Nhóm F. Nếu có tiền sử bị rối loạn phổ tự kỷ hoặc rối loạn giao tiếp khởi phát trong giai đoạn tuổi nhỏ, chẩn đoán tâm thần phân liệt được đặt ra khi hoang tưởng hoặc ảo giác phải nổi bật và cùng với

Những triệu chứng khác, theo yêu cầu của chẩn đoán, phải tồn tại ít nhất 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị thành công).

return to top