Lưu ý gì khi tẩy da chết ở môi?

Nội dung

Có nhiều lý do khiến môi bạn bị khô. Các yếu tố môi trường như nắng, gió, nhiệt độ khắc nghiệt là những nguyên nhân cơ bản. Bên cạnh đó, một số thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong những tình huống như vậy, tẩy tế bào chết – tẩy da chết ở môi là một phương pháp hữu hiệu. Vậy làm thế nào để có thể tẩy da chết tại nhà an toàn mà không cần đến những can thiệp chuyên sâu?

Hạn chế tẩy da chết tại môi

Tẩy da chết giúp môi loại bỏ một số lớp da bị khô, bị bong tróc và tích tụ. Đồng thời, nó cũng giúp khôi phục độ bóng và sự mềm mịn của đôi môi. Tuy nhiên, trước khi tẩy da chết tại môi, bạn nên lưu ý:

  • Bạn không nên tẩy da chết ở môi quá nhiều. Không nên tẩy quá 2 lần/1 tuần. Mỗi khi tẩy xong, bạn cần quá trình thích ứng lại để không bị kích ứng môi.

  • Không chà xát quá mạnh hoặc sử dụng các chất tẩy mạnh để tránh bị nứt và tổn thương môi.

 

Lưu ý các thành phần đặc biệt 

Tẩy da chết là một kỹ thuật đơn giản, bao gồm các chất giúp mài mòn hay và các chất dưỡng ấm giúp sau khi tẩy hết lớp da, môi không bị khô mà vẫn giữ được mềm mại. Bạn có thể chọn nhiều nguyên liệu khác nhau, phụ thuộc vào sở thích của từng người. Chỉ cần phối trộn thành phần tẩy da chết với các chất dưỡng mềm là bạn có thể sẵn sàng rồi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm như:

  1. Các sản phẩm có sẵn

Các sản phẩm trên thị trường luôn sẵn có và bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phầm này đều giống nhau. Theo các chuyên gia, các sản phẩm có chứa ceramide, hyaluronic và acid béo giúp duy trì và phục hồi độ ẩm. Các thành phần này cũng giúp cải thiện kết cấu của da môi, duy trì sự căng mọng của môi. Do vậy, bạn nên sử dụng những sản phẩm không chỉ loại bỏ da chết mà còn giúp nuôi dưỡng môi.

  1. Các thành phần tự nhiên

Các chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên nên tránh các thành phần tự nhiên gây kích ứng cho môi. Khi gặp phải tình trạng kích ứng, bạn sẽ gặp phải cảm giác nóng, châm chích hay ngứa ran ở môi.

Một số thành phần bạn nên tránh bao gồm:

  • Long não

  • Quế

  • Cây khuynh diệp

  • Bạc hà (tinh dầu và lá cây)

  • Octinoxate

  • Oxybenzone

Thay vào đó, một số thành phần có thể giúp dưỡng ẩm mà bạn có thể quan tâm như:

  • Bơ hạt mỡ

  • Dầu hạt gai dầu

  • Hạt cây thầu dầu

Nhìn chung, những sản phẩm không gây kích ứng, không mùi thường sẽ an toàn nhất.

 

Chăm sóc môi không chỉ mỗi tẩy da chết là đủ

Tất nhiên không chỉ mỗi tẩy da chết là bạn đã hoàn thành quá trình chăm sóc làn da môi. Điều quan trọng là bạn cần liên tục chăm sóc, dưỡng ẩm để môi mềm mại và bóng mịn trong thời gian dài.

Một số mẹo bạn có thể thử như:

  • Thoa kem dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ

  • Khi ra ngoài trời, bạn nên sử dụng các loại son dưỡng có chỉ số SPF (chỉ số chống nắng) 30 hoặc cao hơn để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời

  • Uống đủ nước, đảm bảo cơ thể không thiếu nước

  • Tránh các tật xấu như cắn môi, liếm môi vì có thể khiến môi bị khô.

 

Tổng kết

Tẩy da chết ở môi không quá phức tạp, và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều như không tẩy quá 2 lần/1 tuần hay không sử dụng các thao tác mạnh bạo vì có thể khiến môi bị tổn thương. Bạn cũng nên lưu ý tránh các thành phần có thể gây kích ứng cho môi. Hãy lựa chọn các sản phẩm vừa giúp tẩy da chết an toàn, vừa dưỡng ẩm và duy trì sự mềm mại. Đồng thời, từ bỏ một số thói quen không tốt và để tâm đến chăm sóc môi như cách mà bạn dành sự quan tâm cho làn da.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top