Một số biến chứng của da khô

Làn da là bộ phận quan trọng tạo nên vẻ bề ngoài và cho chúng ta có được xúc giác, cảm giác về nhiệt độ, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Tuy nhiên, da luôn phải chịu tác động của các nhân tố bên ngoài và cả bên trong. Khi da bị khô ráp, căng, tróc vảy, ngứa và đau, các chức năng da không còn hoạt động hiệu quả và có thể gây nhiều biến chứng.

Da bị khô vì sao?

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến tình trạng khô da trên cơ thể, từ các yếu tố môi trường và chăm sóc da không đúng cách cho đến các tình trạng bệnh lý.

Yếu tố môi trường: Thời tiết khắc nghiệt - nóng, lạnh và không khí khô. Các thay đổi theo mùa - các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn vào mùa đông hoặc mùa hè. Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và da lão hóa thì càng dễ bị khô hơn.

Quá trình chăm sóc da: Gội rửa thường xuyên hoặc tắm lâu với nước nóng làm mất đi các lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da gây khô da.

Các nhân tố bên trong có thể dẫn đến khô da như: Sự cân bằng độ ẩm của da cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Sự thay đổi một số nội tiết tố nhất định trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và testosterone có thể ảnh hưởng đến độ ẩm da. Sự thay đổi một số nội tiết tố nhất định trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và testosterone có thể ảnh hưởng đến độ ẩm da. Tuổi càng cao khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tương tự, lượng nước trong da và khả năng giữ nước cũng bị suy giảm. Các nhân tố này dẫn đến khô da. Thiếu hụt dinh dưỡng cũng góp phần làm khô da. Việc dùng một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây khô da.

Khi các vùng da trên cơ thể bị khô, các vùng này thường có cảm giác căng, tróc vảy, ngứa và gây đau rát, thậm chí trở nên khô ráp và nứt nẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào khô da cũng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này mà nó còn phụ thuộc vào mức độ khô và vùng da bị ảnh hưởng.

Da khô nhẹ: Ban đầu tình trạng khô chỉ biểu hiện với cảm giác căng nhẹ trên da và cảm thấy chút khô ráp. Sau đó khi da tiếp tục mất đi độ ẩm, làn da trở nên thô hơn, có thể có vết nứt hoặc tróc vảy và thường có cảm giác ngứa.

Da khô nặng: Nếu tình trạng khô da nhẹ không được điều trị hoặc chăm sóc da không hiệu quả, làn da có thể bị tổn thương nhiều hơn, da căng và trở nên khô ráp và nứt nẻ và cảm thấy ngứa dữ dội.

 

Biến chứng do da khô

Da khô không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng trên bề mặt da như:

Viêm da dị ứng (eczema): là tình trạng da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu, đã được mô tả tương tự như nứt sứ hoặc dưới lòng sông khô. Da bị ảnh hưởng có thể bị viêm, ngứa và có thể chảy máu.

Viêm nang, viêm nang tóc làm mất tóc vĩnh viễn khi tạo sẹo.

Bị khô da có thể gây ra vết nứt sâu hay vết nứt có thể mở ra và chảy máu, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Những biến chứng có nhiều khả năng xảy ra khi cơ chế bảo vệ của da bình thường đang bị tổn hại nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở các mô bên dưới của da có khả năng nhập hệ bạch huyết và mạch máu.

Bệnh vảy nến: Tình trạng da do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da chết tạo thành lớp vảy dày; đôi khi gây khô đỏ da, vảy bạc. Trong trường hợp nặng, da nứt, chảy máu, có mụn nước chứa đầy mủ. Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính liên tục có xu hướng bùng nổ theo định kỳ, bạn có thể điều trị triệu chứng nhưng bệnh lại tái phát nhiều năm.

Chứng dày sừng nang lông da gà giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông, chúng thường không đau hoặc ngứa. Da thô, u lên, sần và nhám; đôi khi viêm đỏ da.

Bệnh vảy cá: phát triển khi các tế bào da tích lũy dày, vảy khô. Các vảy nhỏ, đa giác hình dạng và có màu từ trắng đến nâu.

Khi da khô cần đi tư vấn bác sĩ để biết cách chăm sóc đúng, tránh biến chứng đáng tiếc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top