Trong các niêm mạc nhầy, các cấu trúc giống lông được gọi là cilia chuyển vi khuẩn và các mảnh vụn khác đến họng, đây là nơi chúng có thể được nuốt vô hại. Khi các niêm mạc bị sưng, cilia không thể làm công việc của nó. Với việc rửa mũi, bạn sử dụng dung dịch nước muối để rửa các đường đi của mũi. Nước muối giúp khôi phục độ ẩm và làm bớt viêm niêm mạc mũi. Sưng giảm, làm cho dễ dàng để thở hơn.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Để rửa mũi, bạn cần một bình chứa và dung dịch nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch hay sử dụng một ống tiêm có bầu hoặc bình neti. Tất cả bạn đều có thể mua tại các nhà thuốc.
Bước 2: Pha dung dịch muối
Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối sau đó làm theo hướng dẫn trên nhãn hay tự làm. Bắt đầu với 1 – 2 cốc nước ấm và thêm 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và một chút soda làm bánh để làm mềm các tác động của muối. Sử dụng nước cất, vô trùng, hoặc nước đun sôi trước đó và làm mát để pha dung dịch muối.
Bước 3: Tư thế rửa
Nếu bạn đang sử dụng một chai bóp được, bình neti hay ống tiêm, nghiêng về phía trước trên bồn rửa, khoảng một góc 45 độ. Nghiêng đầu để có một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa. Đừng nghiêng đầu ra sau.
Bước 4: Đổ nước muối vào
Đặt vòi của bình neti, đầu của một ống tiêm hay chai nhựa mềm vào bên trong mũi một chút. Đầu vào không được sâu hơn chiều rộng ngón tay. Giữ miệng ở trạng thái mở, bóp ống tiêm hoặc chai, nghiêng bình để đổ nước vào lỗ mũi của bạn. Nhớ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
Bước 5: Để nước chảy
Nước muối sẽ chạy qua đường mũi và thoát ra khỏi lỗ mũi khác của bạn thậm chí có thể là miệng của bạn. Bạn nên nhổ nó ra, nhớ là không nuốt nó. Nhưng nếu một số đi xuống cổ họng của bạn, nó sẽ không làm tổn thương bạn.
Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại
Nhẹ nhàng xì mũi, làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi khác của bạn. Khi thực hiện xong hãy bỏ bất kỳ dịch còn dư nào và triệt để làm sạch các dụng cụ mà bạn sử dụng. Hãy để chúng khô không khí, cất chúng trong một nơi sạch sẽ, khô ráo.
Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng dung dịch nước muối một lần một ngày để làm lỏng chất nhầy, giảm chảy mũi xuống họng và sạch vi khuẩn trong mũi. Nó cũng có tác dụng rửa các chất gây dị ứng mà bạn đã hít phải. Sau khi triệu chứng đã hết, bạn có thể rửa ba lần một tuần để tránh tình trạng tái phát.
Tuy nhiên, rửa mũi chỉ có tác dụng đối với các trường hợp cảm lạnh nhẹ. Nếu bệnh nặng bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh