Ngay cả với việc điều trị cẩn thận và có ý thức nhất, vết sẹo do mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện trên da của bạn. Nhưng không phải tất cả các vết sẹo đều hình thành như nhau. Nói chung, sẹo mụn trứng cá được chia thành hai loại: những loại gây ra bởi mất mô (thiểu sản), và những loại gây ra bởi tăng sinh mô (quá sản). Do vậy, vết sẹo mụn trứng cá rơi vào một trong bốn loại: sẹo lõm, sẹo chân hình vuông, sẹo lượn sóng và sẹo lồi.
Sẹo do mụn trứng cá có thể gây sự khó chịu sau những đợt ảnh hưởng của mụn trứng cá bùng phát vì không phải là khó điều trị, nhưng điều trị không phải lúc nào cũng thành công 100 phần trăm.
Sự chuyển màu không phải là những vết sẹo thực sự mà là sự tăng sắc tố sau viêm, sẽ biến mất theo thời gian. Đây là phản ứng tự nhiên của da đối với chứng viêm và tự hiện diện như một vùng da đổi màu trên da, từ màu hồng đến đỏ, tím, nâu hoặc đen, tùy thuộc vào màu da và độ sâu của sự đổi màu. Tăng sắc tố da sau viêm thường sẽ hình thành sau khi có vết thương, phát ban, mụn trứng cá, hoặc các kích thích khác gây viêm da, khiến da tạo ra quá nhiều melanin.
Dưới đây là một số loại vết sẹo mụn khác nhau và phương pháp điều trị khuyến cáo với từng loại.
Biểu hiện: sẹo sâu thường sâu, khá hẹp xuống đến lớp hạ bì. Da trông như thể bị một dụng cụ sắc nhọn đâm đâm vào. Các vết sẹo sâu dường như tạo ra một "lỗ nhỏ" sâu trong da. Một số có thể trông giống như một lỗ chân lông to, rộng.
Tiến triển: vết sẹo sâu phát triển sau khi một nhiễm trùng từ một nang hoặc viêm da sâu khác hoạt động theo cách riêng trên bề mặt. Mô da bị phá hủy, để lại một vết sẹo giống như đường dài.
Điều trị: sẹo sâu có thể được điều trị bằng ghép mô.
Biểu hiện: sẹo chân hình vuông ăn sâu xuống theo hướng dọc hình tròn hoặc bầu dục. Lớn hơn những sẹo sâu, những vết sẹo hình vuông giống như bị ấn lõm.
Sự phát triển: Khi viêm bùng phát sẽ phá hủy collagen khiến mô bị mất. Da trên khu vực này trơ lại mà không có mô chống đỡ nên bị đẩy xuống. Sẹo chân hình vuông có thể ảnh hưởng từ bình thướng đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào lượng mô bị mất.
Điều trị : Các phương pháp điều trị vết sẹo này bao gồm cắt bỏ sẹo cũ, tiêm chất làm đầy da và tái tạo da bằng laser.
Biểu hiện: Loại sẹo này gây ra những tổn thương "dạng sóng " trên các bề mặt bình thường.
Sự phát triển: Các vết sẹo lượn sóng phát sinh khi các sợi xơ của mô phát triển giữa da và mô dưới da. Các dải này kéo biểu bì, gắn nó với các cấu trúc sâu hơn của da. Chính sự kéo này của lớp biểu bì từ bên trong dẫn đến gợn sóng tren bề mặt da.
Điều trị: phương pháp điều trị tốt nhất cho loạisẹo này là cắt bỏ.
Xuất hiện: Một vết sẹo khổng lồ trông giống như một khối mô. Những loại sẹo này thường phát triển lớn hơn vết thương ban đầu. Sẹo lồi do mụn trứng cá thường xuất hiện trên người, đặc biệt ở nam giới.
Sự phát triển: Không giống như vết sẹo lõm hoặc sẹo chân hình vuông, sẹo lồi không phải do mất mô. Thay vào đó, chúng phát triển vì lượng collagen dư thừa.
Điều trị: Các loại kem corticoid, hoặc tiêm steroid được sử dụng để làm co và làm phẳng sẹo. Interferon tiêm cũng được sử dụng để làm mềm mô sẹo.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh