Để hiểu về bệnh bạch tạng, trước tiên hãy hiểu về melanin – đây là một hợp chất hóa học có trong cơ thể cấu tạo nên màu sắc da, mắt, và tóc. Có những người sinh ra cơ thể không có khả năng tạo ra một số lượng sắc tố melanin như bình thường thì đây sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng.
Bạch tạng là một bệnh do đột biến gen lặn. Nếu mẹ hoặc bố mang gen lặng bệnh lý này của thế hệ trước, thì người con sinh ra vẫn bình thường, cơ thể không có biểu hiện của bạch tạng nhưng vẫn mang trong người ghen lặn bệnh lý, là loại gen lặn trội, có nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ kế tiếp. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen lặn bệnh lý, thì người con sẽ bị bạch tạng do đồng hợp tử về gen lặn.
Màu da nhạt.
Màu mắt nhạt, có màu xanh da trời, xanh lá cây, nâu sẫm, nâu nhạt.
Sự nhạy sáng: Khi cơ thể sản xuất 1 lượng rất ít melanin mắt sẽ thiếu hụt melanin dẫn đến tròng đen của mắt trở nên trong suốt và ánh sáng dễ dàng xuyên qua, người bị bạch tạng vì vậy mà rất nhạy với ánh sáng chói (sợ ánh sáng, chụp ảnh…)
Tuy không phải là bệnh ảnh hưởng đến tính mạng, song những ảnh hưởng của bạch tạng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh là không nhỏ.
Những ảnh hưởng về sức khỏe
Người bị bệnh bạch tạng, do thiếu hụt melanin nên da luôn chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Khi bị bệnh bạch tạng tốt nhất là nên tránh xa ánh nắng mặt trời, vì melanin giúp bảo vệ da không đủ, da rất dễ cháy nắng. Cần che kín cơ thể, sử dụng kem chống nắng để đối phó với ánh nắng mặt trời.
Mắt người bị bạch tạng dễ bị nhạy cảm với ánh sáng hay bị tổn hại thị lực dễ gây mù lòa.
Những ảnh hưởng đến tinh thần
Thái độ kỳ thị của người khác đối với người bị bệnh bạch tạng không phải không có. Nhiều khi ở một tập thể, những người bệnh bạch tạng trở thành tâm điểm để nhiều người soi mói, chỉ trỏ.Người bệnh bạch tạng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể, giữ tinh thần lạc quan…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh