Phát ban nhiệt là một bệnh thường gặp khi thời tiết quá nóng bức. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng và dễ bị phát ban nhiệt hơn người lớn, những ban này có thế gây ngứa và khó chịu cho trẻ.
Phát ban nhiệt là những ban đỏ, thường xuất hiện trên da khi cơ thể trẻ quá nóng do thời tiết hoặc do trẻ sốt. Quần áo chật hoặc quấn tã cũng có thể gây phát ban nhiệt. Trẻ sơ sinh thường xuất hiện phát ban nhiệt nhiều hơn người lớn vì một số lý do:
Phát ban nhiệt xảy ra khi mồ hôi bị đọng lại trên da. Mồ hôi làm kích ứng da và gây phát ban. Thông thường, ban nhiệt được chia thành 3 dạng:
Ban kê đỏ hay còn gọi là rôm sảy là dạng phát ban phổ biến nhất. Loại phát ban này xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong các tuyến mồ hôi gần bề mặt da hoặc lớp biểu bì của da. Tình trạng này gây ra các bọng nước, da mẩn đỏ và ngứa.
Ban hạt kê là dạng ban nhiệt ít nghiêm trọng nhất. Loại ban này có thế gây ra các mụn nước nhỏ trong suốt hoặc trắng.
Ban kê sâu, đây là loại phát ban nghiêm trọng nhất nhưng thường không phổ biến. Nguyên nhân gây ban kê sâu do sự tắc nghẽn mồ hôi ở phần sâu nhất của da, làm cho da bị viêm và có thể bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng ban này có thể gây ra kiệt sức vì nhiệt.
Đối với đa số trẻ sơ sinh, triệu chứng duy nhất của phát ban nhiệt là phát ban trên các bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với nhiệt. Mặc quần áo quá dày hoặc quá kín gây thông gió kém có thể làm tăng nguy cơ phát ban.
Phát ban nhiệt cũng có thể xuất hiện ở các nếp gấp da như là cổ và bẹn.
Các triệu chứng thường gặp của phát ban nhiệt bao gồm:
Các dạng ban nhiệt khác nhau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, như:
Trong đa số trường hợp, ban nhiệt thường hết nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện và không gây khó chịu quá nhiều. Vì vậy, trẻ có thể không cần đi khám để điều trị đặc biệt.
Ban nhiệt thường tự biến mất trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Bố mẹ có thể giảm sự khó chịu và cải thiện tình trạng của trẻ nhanh hơn bằng cách:
Trong một số trường hợp, phát bát ban nhiệt có thể bị nhiễm trùng, đặc biệt là nếu trẻ gãi gây xước da. Phát ban nhiệt bị nhiễm trùng có thể gây sốt và các dấu hiệu khác, trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Để giảm nguy cơ phát ban nhiệt ở trẻ, có thể thử những cách sau:
Phát ban nhiệt thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị quá nóng. Quá nóng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là phải chú ý đến tình trạng của trẻ và giữ cho trẻ luôn thoáng mát.
Nếu ban đỏ không mất đi sau một vài ngày và các ban ngày càng lan rộng, trẻ gãi nhiều hơn hoặc trẻ quấy khóc, sốt nhiều hơn thì các mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh