Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra, thường khởi phát đột ngột và biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân và hô hấp. Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Thời gian ủ bệnh của cúm dao động từ 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng thường khởi phát nhanh, mức độ từ trung bình đến nặng, bao gồm:
Sốt ≥38°C
Ớn lạnh
Đau nhức cơ toàn thân
Mệt mỏi
Chán ăn
Đau đầu
Ho khan
Viêm họng
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như chóng mặt, hắt hơi và thở khò khè. Buồn nôn và nôn thường không phổ biến ở người lớn nhưng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Trong khi phần lớn các triệu chứng cải thiện trong vòng 7–14 ngày, tình trạng ho khan và mệt mỏi có thể kéo dài nhiều tuần sau đó.
Một số nhóm dân số có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng do cúm, bao gồm:
Trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt dưới 2 tuổi)
Người ≥65 tuổi
Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong vòng 2 tuần sau sinh
Người có BMI ≥40 (béo phì bệnh lý)
Người đang sống trong cơ sở chăm sóc dài hạn
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do thuốc
Người ≤18 tuổi đang sử dụng aspirin hoặc salicylate
Ở người lớn, nên khám y tế ngay nếu có các biểu hiện:
Khó thở
Đau ngực hoặc tức ngực
Da xanh tím
Sốt cao (>39,4°C) kéo dài
Mệt mỏi nhiều, khó chịu rõ
Lú lẫn, thay đổi ý thức
Nôn ói kéo dài
Triệu chứng biến mất rồi tái phát kèm ho và sốt nặng hơn
Ở trẻ nhỏ, cần đưa đến cơ sở y tế nếu có:
Thở nhanh, thở rút lõm
Da nhợt hoặc tím tái
Bỏ bú, không ăn, không uống
Ít tiểu, số lượng tã ướt giảm
Khó đánh thức, lừ đừ
Khóc yếu, không có nước mắt
Sốt kèm nổi ban
Triệu chứng biến mất nhưng tái phát nặng hơn
Viêm phổi là biến chứng thường gặp và nghiêm trọng của bệnh cúm, đặc biệt ở:
Người cao tuổi
Trẻ nhỏ
Người có bệnh lý nền (bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính)
Người suy giảm miễn dịch
Người hút thuốc lá
Các triệu chứng gợi ý viêm phổi bao gồm:
Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài
Khó thở, thở nhanh
Sốt cao >39°C kèm ớn lạnh, vã mồ hôi
Đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho
Viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, nhiễm trùng huyết và tử vong.
Điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Bù đủ nước (nước lọc, nước điện giải, nước ép trái cây, súp loãng)
Thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol, ibuprofen)
Thuốc kháng virus như oseltamivir, zanamivir, peramivir có thể được chỉ định, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao hoặc khi triệu chứng nặng. Lưu ý: thuốc kháng virus có hiệu quả cao nhất khi được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Tác dụng phụ của thuốc kháng virus có thể bao gồm: buồn nôn, rối loạn tâm thần, co giật (hiếm).
Các biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả bao gồm:
Tiêm vắc xin cúm mùa: khuyến cáo tiêm cho tất cả người ≥6 tháng tuổi, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao và phụ nữ mang thai.
Tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm
Tránh nơi đông người trong mùa cúm cao điểm
Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy