Huyết sắc tố là một phần của các tế bào hồng cầu liên kết với oxy. Thiếu máu là tình trạng thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc huyết sắc tố. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để sản xuất huyết sắc tố cần thiết.
Khi cơ thể không có đủ lượng huyết sắc tố lưu thông dẫn đến thiếu oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Kết quả là các cơ quan và mô hoạt động không hiệu quả khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Thiếu máu thiếu sắt liên quan trực tiếp đến việc thiếu chất sắt trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân của sự thiếu hụt sắt tuy nhiên một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Chế độ ăn thiếu chất sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu sắt. Thực phẩm giàu chất sắt như trứng và thịt cung cấp cho cơ thể nhiều chất sắt cần thiết để sản xuất huyết sắc tố.
Nếu một người không ăn đủ để duy trì nguồn cung cấp sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt.
Sắt được được lưu trữ chủ yếu trong các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt xảy ra khi một người mất nhiều máu do chấn thương, sinh con hoặc mất máu trong chu kì kinh nguyệt.
Trong một số trường hợp, mất máu do các bệnh mãn tính hoặc một số bệnh ung thư có thể dẫn đến thiếu sắt.
Không thể hấp thụ đủ chất sắt từ thực phẩm hàng ngày. Điều này có thể là do vấn đề với ruột non chẳng hạn như bệnh Celiac, bệnh Crohn hoặc nếu một phần của ruột non đã bị cắt bỏ.
Nồng độ sắt thấp là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Thai nhi đang phát triển cần rất nhiều chất sắt dẫn đến cơ thể thai phụ thiếu hụt sắt.
Ngoài ra, khi mang thai làm thể tích máu trong cơ thể tăng lên đòi hỏi nhiều sắt hơn.
Các nhóm có nguy cơ bao gồm:
Người ăn chay: Những người có chế độ ăn thuần thực vật có thể thiếu chất sắt. Để ngăn ngừa vấn đề này nên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt đậu hoặc ngũ cốc.
Phụ nữ: Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể khiến phụ nữ mất một lượng lớn máu dẫn đến có nguy cơ bị thiếu sắt.
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ thiếu sắt cao hơn các trẻ khác. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không nhận đủ chất sắt qua sữa mẹ có nguy cơ cao hơn. Có thể bổ sung chất sắt cho trẻ bằng cách thêm sữa bột giàu chất sắt vào chế độ ăn của bé.
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra tiềm tàng, bệnh nhân có thể không biết tình trạng này cho đến khi các triệu chứng nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, thiếu chất sắt có thể được cải thiện mà không cần can thiệp do những thay đổi sinh lý tạm thời chẳng hạn như sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng thiếu máu thiếu sắt, tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ. Các triệu chứng của thiếu sắt bao gồm:
Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường ít bắt gặp các triệu chứng, biến chứng đặc biệt. Tuy nhiên, các biến có thể xảy ra nếu thiếu máu do thiếu sắt nặng và trong thời gian dài bao gồm:
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng kết hợp với thăm khám lâm sàng như màu da, móng tay và dưới mí mắt để tìm các dấu hiệu thể chất của thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, vì thiếu máu do thiếu sắt không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng, vì vậy một số xét nghiệm máu được chỉ định thêm:
Tùy thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh mô tả, kết hợp với thăm khám mà bác sĩ có những chẩn đoán và đề nghị xét nghiệm, thăm dò khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân bị đau trong quá trình tiêu hóa có thể được chỉ định nội soi đường tiêu hóa để xem liệu một bệnh về đường tiêu hóa có phải là nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt.
Thiếu máu thiếu sắt thường được điều trị theo hai cách, bao gồm tăng lượng sắt và điều trị tình trạng bệnh lý chính gây ra thiếu sắt.
Bác sĩ có thể có thể cho bổ sung sắt bằng đường uống hoặc đường tiêm. Quan trọng là phải bổ sung với liều lượng phù hợp, quá nhiều chất sắt có thể gây độc và gây hại cho gan. Hơn nữa, một lượng lớn chất sắt có thể gây táo bón, vì vậy thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng có thể được kết hợp nhằm giảm nhu động ruột.
Nếu phát hiện được thiếu máu thiếu sắt do một tình trạng bệnh lý khác gây nên, điều trị thêm có thể cần thiết. Phương pháp điều trị có thể là thuốc, kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Kiểm soát mức sắt trong cơ thể bao gồm bổ sung thêm sắt và vitamin C vào chế độ ăn uống.
Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm đậu, thịt đỏ, trái cây khô, ngũ cốc và đậu. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, rau xanh và bông cải xanh.
Điều trị sẽ mất một thời gian, các triệu chứng ban đầu có thể cải thiện sau một tuần điều trị, nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để tăng chỉ số sắt trong máu.
Xem thêm: Xét nghiệm đánh giá chuyển hóa sắt
Tìm hiểu về: Thiếu sắt
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh