Tiêm Botox (độc tố botulinum) về cơ bản có tác dụng làm tê liệt cơ mặt và giảm trương lực cơ của chúng, do đó tạm thời làm phẳng các nếp nhăn. Tuy nhiên, tiêm Botox thường là bước đầu tiên trong quá trình trẻ hóa da mặt và các nếp nhăn sâu hơn cũng cần được làm đầy bằng chất làm đầy da (filler). Lưu ý, chất làm đầy da cũng được sử dụng để làm cho môi, mũi, hàm và các bộ phận khác trên khuôn mặt trông đầy đặn hơn.
Việc tiêm Botox và chất làm đầy da đòi hỏi nhiều kỹ năng và thực hành của các bác sĩ. Kĩ thuật này thường được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình Mặt, Phẫu thuật Tạo hình và Da liễu. Giống như các công thức khác nhau của độc tố botulinum, chất làm đầy da cũng cần tiêm lại nhiều lần chứ không phải là vĩnh viễn. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp, tiêm chất làm đầy da có thể gây ra tác dụng phụ.
Không phải tất cả các loại filler đều được tạo ra giống nhau. Những chất filler khác nhau có các cách sử dụng và được sử dụng cho các loại nếp nhăn khác nhau.
Dưới đây là một số loại filler phổ biến:
• Các dẫn xuất của axit hyaluronic
Juvederm và Restalyne là các chất tạo màng sinh học glycosaminoglycan và rất giống với các chất được tìm thấy trong lớp hạ bì hoặc lớp thấp nhất của da. Các dẫn xuất của axit hyaluronic được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn nhỏ và làm căng mọng môi. Tác dụng của chất làm đầy này thường kéo dài từ bốn đến sáu tháng. Ngoài việc dẫn đến rất ít tác dụng phụ, các dẫn xuất của axit hyaluronic rất tốt vì việc tiêm quá mức có thể được đảo ngược với enzyme hyaluronidase.
• Canxi hydroxylapatite (Radiesse)
Là một thành phần cấu tạo của xương, có thể được sử dụng để tăng cường mô mềm ở mặt bao gồm các nếp gấp ở mũi (hay còn được gọi là rãnh cười). Nếu tiêm ở bề mặt phía trên, canxi hydroxylapatite có thể gây ra các cục u hoặc nốt sần; Radiesse được tiêm vào sâu lớp hạ bì cũng như lớp dưới da.
• Mỡ tự thân
Là mỡ được lấy từ chính cơ thể của một người sau đó được tiêm vào mặt. Mỡ tự thân được sử dụng để chỉnh hình lại khuôn mặt và tạo khối lượng cho khuôn mặt. Mặc dù số liệu còn hạn chế về thời gian tiêm mỡ tự thân kéo dài bao lâu, một số người cho rằng điều trị bằng chất làm đầy này có thể kéo dài suốt đời.
Thông thường, các tác dụng phụ do tiêm chất làm đầy qua da thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, người thực hiện bắt buộc phải hiểu biết sâu sắc về giải phẫu khuôn mặt, vị trí tiêm, tính chất của các chất làm đầy khác nhau và cách điều trị các tác dụng phụ.
Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy da:
• Phản ứng dị ứng (quá mẫn) có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy da vì chất làm đầy da là chất lạ. Phản ứng dị ứng biểu hiện như đỏ, sưng (phù nề) và đau. Đôi khi các phản ứng dị ứng mất thời gian để biểu hiện và cuối cùng biểu hiện dưới dạng các nốt hoặc cục đau. Đôi khi, chất làm đầy qua da gây ra các tác dụng nghiêm trọng trên toàn cơ thể (toàn thân) như sốc phản vệ. Các phản ứng dị ứng nhẹ được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn (như ibuprofen hoặc acetaminophen), thuốc kháng histamine và chườm lạnh. Sốc phản vệ cần được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt với các biện pháp hồi sức.
• Bất cứ lúc nào da bị hỏng, các mầm bệnh như vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng dẫn đến đỏ, viêm, đau và nhiều hơn nữa. Thông thường, các bệnh nhiễm trùng thứ phát sau tiêm chất làm đầy da có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng nặng hơn dẫn đến áp xe có thể cần phẫu thuật dẫn lưu.
• Nốt và u hạt là những cục u và vết sưng do nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, phản ứng miễn dịch hoặc chất làm đầy dư thừa. Điều trị các nốt sần rất phức tạp và phụ thuộc vào nguyên nhân. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm xoa bóp, chườm, hyaluronidase, kháng sinh, steroid, laser và các tác nhân hóa trị liệu như 5-fluorouracil và allopurinol.
• Khi vô tình tiêm chất làm đầy vào mạch máu, có thể xảy ra tắc mạch máu. Tắc mạch máu bằng chất làm đầy qua da gây đau đớn và thay đổi màu da. Tắc mạch đặc biệt đáng sợ khi nó liên quan đến việc tiêm chất làm đầy qua da vào động mạch so với việc tiêm chất làm đầy qua da vào tĩnh mạch. Tắc động mạch dẫn đến suy thoái mô, hoại tử da (chết) và thiếu máu cục bộ hoặc giảm tuần hoàn. Khi chất làm đầy qua da được tiêm vào các động mạch xung quanh mắt, cục máu đông (tắc mạch) có thể được tạo ra làm tắc động mạch võng mạc dẫn đến mù lòa. Tắc động mạch bằng chất làm đầy qua da là một trường hợp cấp cứu y tế cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị tắc mạch máu khác nhau tùy thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng, vị trí tiêm và nhiễm trùng đồng thời; những phương pháp điều trị này có thể bao gồm xoa bóp, thuốc chống đông máu, tiêm nước muối, tiêm hyaluronidase và làm tan huyết khối.
Mặc dù tiêm filler cho da có vẻ đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu không được đào tạo chuyên nghiệp và kỹ lưỡng, người thực hành có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, hãy chọn một cơ sở y tế uy tín để được cung cấp dịch vụ làm đẹp này, chẳng hạn như các bác sĩ da liễu, bác sĩ y học gia đình hoặc các điều dưỡng đã được đào tạo để tiêm chất làm đầy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh