I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng sai khớp cắn mà để đạt được sự lồng múi tối đa thì hàm dưới phải trượt ra phía trước dẫn đến tương quan hai hàm là khớp cắn loại III, múi ngoài gầncủa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
a. Lâm sàng
Ngoài mặt
Trong miệng
+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất và răng nanh: Tương quan loại III
+ Độ cắn chìa đảo ngược: có giá trị âm.
+ Có biểu hiện cắn chéo: Có thể thấy ở vùng răng cửa hoặc thấy ở một bên cảvùng răng cửa và răng hàm.
+ Hàm dưới có thể đổi hướng ra trước hoặc sang bên khi gặp điểm chạm sớm,
+ Hàm dưới có thể đưa về được tương quan bình thường nhưng do thói quenđưa ra trước tạo ra tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại III.
b. Cận lâm sàng
- X quang: Phim Cephalometrics
2. Chẩn đoán phân biệt
Khớp cắn loại III do xương: Phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Khớp cắn ngược do răng.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Tạo lập lại tương quan hai hàm, lý tưởng nhất là tương quan xương loại I vàkhớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt đượctương quan răng nanh loại I.
Cải thiện về thẩm mỹ.
Đảm bảo độ ổn định.
2. Điều trị cụ thể.
a.Loại bỏ điểm chạm sớm
+ Lấy mẫu hai hàm,
+ Vào càng nhai
+ Xác định, đánh dấu điểm chạm sớm
b. Loại bỏ thói quen xấu làm trượt hàm dưới ra trước
c. Thiết lập lại tương quan răng khớp cắn loại I
IV. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
Sai khớp cắn giả loại III nếu không được điều trị sớm thì tình trạng sai khớpcắn nặng lên và dẫn đến sai khớp cắn loại III.
Nếu điều trị đúng phác đồ trên thì sẽ có kết quả tốt.
2. Biến chứng
Gây cắn chéo thực sự vùng răng phía sau.
Sang chấn răng và mô quanh răng
Đau khớp thái dương hàm.
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
V. PHÒNG BỆNH
Khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị thói quen xấu gây lệch lạcrăng, phát hiện sớm các bất thường về khớp cắn và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh