1. Mô tả
Cây nhỡ hoặc cây to, cành non hình tròn, vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình bầu dục hoặc hình mác, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 7cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.
Cụm hoa đực dài 1 – 3 cm, mọc ở kẽ lá gồm 3-20 hoa; lá bắc rất nhỏ, bao hoa hình trứng, có lông, chia 3 thùy (đôi khi 4); nhị xếp thành cột có đế dày, nhẵn, bao phấn thuôn; cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, lá bắc rõ, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu, bầu có lông mịn, 1 ô.
Quả thường đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi mang bao hoa tồn tại; hạt hình trứng có áo và nhân màu trắng.
Mùa hoa quả: tháng 4 – 8.
2. Phân bố, sinh thái
Nhục đậu khấu có nguồn gốc ở vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương, được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông – Nam Á. Ở Việt Nam cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía nam.
Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa hàng năm tư 1500 – 3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá mua khô, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Khi quả chín lấy hạt tươi gieo ngay, đạt tỷ lệ nảy mầm từ 92 – 98%. Sau 2 tháng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 7%. Cây con ở vườn ươm sau một năm mới đem trồng. Ở bang Madras (Ấn Độ) người ta trồng nhục đậu khấu lẫn trong vườn dứa hay xen với cây trám (canarium spp.), sau 6-7 năm bắt đầu có hoa quả. Trong gieo trồng ngẫu nhiên từ hạt, bao giờ số cây mang hoa đực cũng nhiều gấp bội cây hoa cái. Nhục đậu khấu cho thời gian thu hoạch kéo dài đến 70 – 80 năm (The Wealth of India, vol. VI: 473 – 475. 1962).
3. Bộ phận dùng
Nhân hạt và áo hạt phơi khô. Mỗi năm thu hái quả hai lần vào các tháng 5 – 6 và 11 – 12. Sau khi hái quả, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô được nhục quả y. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80°C đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân.
Nhục đậu khấu được chế biến như sau:
4. Thành phần hóa học
Hạt nhục đậu khấu chứa 14,3% nước, 7,5% protein, 36,4% phần tan trong ether, 28,5% hydrat carbon, 11,6% sợi, 1,7% chất vô cơ, 0,12mg/100 calci, 0,24mg/100 phoshor và 4,6mg/100 sắt, 6 – 16% tinh dầu, 14,6 – 24,2% tinh bột, 2,25% pentosan, 1,5% furfural, 0,5 – 0,6% pectin.
Phẩm chất và tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu. Dược điển Ấn Độ quy định hạt nhục đậu khấu dùng làm thuốc phải chứa không dưới 5% tinh dầu và không quá 3% tro. Tinh dầu trong hạt nhục đậu khấu thay đổi từ 6 – 16% tùy theo nguồn gốc của cây. Đó là một chất lỏng sánh, không màu hoặc màu vàng nhạt, có thành phần chính là d. pinen và d. camphen với tỷ lệ 80%. Các thành phần khác là p. pinen, dipenten, p. cymen, d. linalool, terpinen 4. ol, dl. a terpineol, geraniol, safrol eugenol, isoeugenol, một chất aldehyd có mùi citral, myristicin (3 methoxy. 4,5 dimethylen dioxy – 1- allyl benzen); acid myristic và ester của acid myristic và một số chất béo khác. Myristicin là chất dộc, dùng liều cao gây thoái hóa mỡ ở gan.
Bơ nhục đậu khấu chứa 38 – 43%, chất chiết được bằng ether gồm các glycerid, tinh dầu (6 – 13%) một lượng nhỏ chất nhựa và phần không xà phòng hóa. Bơ nhục đậu khấu là một chất rắn mềm, màu vàng hoặc vàng đỏ, chảy 38-51 %, phẩm chất của bơ tùy thuộc vào phương pháp chế tạo thường có tỷ trọng 0 945 – 0,960; nD40 1,4662 – 1,4704; chỉ số iod 33 – 65; chỉ số acid 10 – 25, chỉ số xà phòng 154 – 190, phần không xà phòng hóa (có chứa mvristicin) 8 – 18%, các thành phần aciđ béo (trong nhục dậu khấu ở Ấn Độ) gồm acid lauric 0,4%, myristic 71,8%, palmitic 14,3%, stearic 1,2%, hexadecenoic 4,890, oleic 5,2%, linoleic 1,5%.
Các thành phần glycerid là (mol %): loại no toàn bộ (trimyristin 41,7, (iimyristopalmitin 29,6); loại nửa no nửa chưa no: (disaturated monounsaturateđ 8,2). (The Wealth of India, vol VI, 1962, 476).
Hạt nhục đậu khấu còn chứa các thành phần lignan và neolignan. Miyazawa, Mítsuo, Kasahara Hiroyuki đã phân lập từ hạt một chất lignan mới là (+) – myrisfransin (CA. 125, 1996, 163322g). Kasahara Hiroyuki, Miyazawa Mitsuko đã tách và xác định cấu hình của một neolignan từ hạt nhục đậu khấu là (+) – erythro (7S. 8R) – A8 – 4,7 dihyđroxy – 3.3′ – 5′ trimethoxy -8-0-4′ neolignan và (-) – erythro (7R – 8S) – A8′ – 4 – 7 (lihydroxy – 3, 3′. 5′ trimethoxy -8-0-4′ ncolignan (CA. 124, 1996, 25400n).
Kim Yang – Bae, Park il Yeong đã xác định cấu trúc tinh thể của chất licarin – B từ hạt nhục đậu khấu là một phenylpropanoid dimeric thuộc nhóm neolignan (CA. 115, 1991, 131990p).
Shin – Kuk. Hyum, Kim OK Nam đã phân tích dịch chiết hexan từ hạt nhục đậu khấu bằng sắc ký phân đoạn trên cột SiO2 đã tách được 3 chất có hoại tính sinh học là myristicin, licarin B và đehvdro isoeugenol. Các chất này có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương (CA. 110, 1989, 127952g).
Shin – Kuk. Hyum, Woo Won Sik phát hiện các hợp chất phenylpropanoid tìr hạt nhục đậu khấu như myristicin, lycarin B, dehydrodiisoeugenol, và 2 – (4 – allyl – 2 – 6 – dimethoxyphenyl) 1-4 hydroxy 3 – methoxy phenylpropanol – 1 – ol – oic. Các chất này có tác dụng không chỉ kéo dài giấc ngủ gây nên bởi hexobarbital mà còn làm giảm hoạt động của aminopyrin trong gan. (CA. 113, 1990, 91283k).
Nakajirna, Ichiro đã chiết và xác định công thức hoạt chất chống u từ nhục đậu khấu:
Cho chuột mang tế bào ung thư sarcoma 180 dùng chất này, đã kéo dài thời gian sống từ 19 ngày ở nhóm đối chứng lên 32 ngày (CA. 112, 1990, 11779f).
Chất myristicin có trong tinh dầu hạt nhục đậu khấu là một chất độc, nếu đem rang hạt ở 150 – 180° trong vòng 10-15 phút, hàm lượng myristicin sẽ giảm từ 19,2 -45%. (Li! Ticlin, Zhou Jic. CA. 113, 1990, 229887u). Trong áo hạt, Hattori Masao, Hada Sumitra đã tách được nhiều hợp chất THF lignan đặt tên là fragranosin A2, Bi, IỈ2, Q, c2, c3a và c3b cùng với các chất neclandrin B và vernucosin. (CA. 108, 1988, 73949Z).
Hada, Sumitra; Hattori Masao đã phân lập được các chất thuộc nhóm neolignan từ áo hạt nhục đậu khấu là erythro – 2 – (4″ allyl 2″ 6″ di. methoxyphenoxy) – 1 – (3′, 4’, 5’) trimethoxy phenyl propan – 1, 3 diol; threo – 2 – (4″ allyl 2″ – methory phenoxy) – 1 – (4’ hydroxy – 3′ – methoxyphenyl) propan – 1 – ol; threo – 1 – (4′ hydroxy – 3′ – methoxy phenyl) – 2 – (2″ methoxy 4″ – (1″‘ – (E) – propenyl) phenoxy propan – 1 – ol.và dạng erythro của nó; threo – 1 – (4′ hydroxy – 3’ methoxy phenyl – 1- methoxy – 2 – (2″ – methoxy – 4″ – (1″‘ (E) propenyl) phenoxy propan và dạng erythro của nó; fragransol A, fragransol B, fragransin Dj fragransin D2, fragransin D3, fragransin Fj và austro bailignan 7 (CA 108, 1988, 201701b).
Hatlori Masao; Yang Xiu Wei lần đầu tiên đã tách được từ áo hạt nhục đậu khấu các hợp chất như: 3 – (3, 4, 5 trimethoxy phenyl) 2 – (E) propen – 1 ol, 3 – (3 methoxy 4, 5 methylen dioxy phenyl) – 2 – (E’) propen – 1 – ol; 2,3 dihydro – 7 – methoxy – 2 (3 – 4 dimethoxy phenyl) – 3 methyl – 5 – (1 – (E) propenyl) benzo furan; fragransol C; fragransol D, 2 – 3 dimethyl – 1,4 – bis – (-3, 4 – methylen dioxyphenyl) – butan – 1 oj. myristicanol A, và myristicanol B. (CA 109 1988 107663q).
Zacchino, Susana A, Badano, Hector cũng đã tách từ áo hạt một chất erythro (3, 4, 5 – triinethoxy – 7 hydroxy – 1″ – allyl – 2′ – 6′ dimethoxy) -8-0-4 neolignan có cấu trúc như sau:
Sadao, Tetsuya, Shimizu, Tosnokazu đã phát hiện các hợp chất có cấu trúc diarylnonanoid có trong nhục đậu khấu có tác dụng kích thích tạo collagen và làm lành vết thương.
Lá nhục đậu khấu chứa 0,4 – 0,62% tinh dầu màu nâu nhạt, tỷ trọng 0,8642, n = 1,474 chỉ số ester 8,4 có vị cay.
Cất từ lá khô được 1,56% tinh dầu, tỷ trọng 0 87772, aD27 3,5; n26 1,4742 chứa a. pinen (80%) và myristicin 10%.
Vỏ cây chứa 0,14% tinh dầu, tỷ trọng 0,871, D 12 1 chỉ số xà phòng 14 chỉ số ester sau khi acetyl hóa 37,5.
5. Tác dụng dược lý
6. Tính vị, công năng
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm, tính ấm, có độc, vào 3 kinh tì, vị và đại tràng, có tác dụng ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực.
7. Công dụng
8. Bài thuốc có nhục đậu khấu
Chú ý:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh