Bàn chân cũng rất dễ bám vi khuẩn từ sàn nhà và nhiễm trùng tụ cầu thường bắt đầu từ một vết cắt nhỏ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh lý nhiễm trùng tụ cầu khuẩn bao gồm từ mụn, nhọt đơn giản đến nhiễm trùng kháng kháng sinh, nhiễm trùng huyết hoặc thậm chí là tử vong. Mức độ nặng của tình trạng nhiễm trùng tụ cầu phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, độ sâu của vết thương, tốc độ lây lan và việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời cùng với khả năng điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm trùng kháng kháng sinh phổ biến hơn ở một số khu vực là hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh.
Một loại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn liên quan đến da được gọi là viêm mô tế bào và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và có thể điều trị được bằng kháng sinh. Loại nhiễm trùng này rất phổ biến trong dân cư và nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc khả năng miễn dịch suy yếu đặc biệt dễ bị viêm mô tế bào.
Nhiễm tụ cầu khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Những vi khuẩn này có thể truyền từ người này sang người khác hoặc từ đồ vật lây nhiễm sang con người, thông qua một số cách sau đây:
Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Bạn có thể dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn hơn nếu bạn:
Viêm mô tế bào do tụ cầu khuẩn thường bắt đầu bằng một vùng da nhỏ bị đau, sưng và đỏ, thậm chí không có vết cắt hoặc lỗ vào rõ ràng. Đôi khi lại bắt đầu bằng một vết loét hở.
Các dấu hiệu của viêm mô tế bào cũng giống như dấu hiệu của bất kỳ tình trạng viêm nào, bao gồm: sưng, nóng, đỏ, đau. Bất kỳ vết loét da nào có những dấu hiệu này đều có thể đang phát triển bệnh viêm mô tế bào. Nếu nhiễm trùng tụ cầu khuẩn lan rộng, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi cũng như sưng tấy và đau rõ rệt ở vùng đó.
Các nhiễm trùng tụ cầu khuẩn khác trên da bao gồm: chốc lở, phát ban đau đớn dễ lây lan, và hội chứng rát bỏng da do tụ cầu, gây phát ban, phồng rộp và sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trên làn da sẫm màu hơn, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể khó phát hiện hơn. Vết đỏ và viêm liên quan đến nhiễm trùng có thể không nổi bật như trên da sáng màu, điều quan trọng là phải chú ý kỹ đến bất kỳ thay đổi nào trên bề ngoài của da.
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nhưng đã có sự thay đổi dần dần về hiệu quả hoạt động của các loại kháng sinh này. Trong khi hầu hết các bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trước đây được điều trị bằng penicillin thì hiện nay các loại kháng sinh thế hệ mới đã được sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay có tới 50% trường hợp mắc tụ cầu khuẩn đã xuất hiện tình trạng kháng thuốc, thậm chí ngay cả với những loại kháng sinh mạnh hơn này. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh của tụ cầu không những chỉ xảy ra ở bệnh viện như trước đây mà giờ đây đang xảy ra ngay trong cộng đồng. Vì vậy, việc điều trị kháng sinh cho các nhiễm trụng tụ cầu sẽ được bác sĩ xem xét, chẩn đoàn và kê đơn cẩn trọng.
Nếu nhiễm trùng tụ cầu lan rộng và liên quan đến các cơ hoặc sợi bao quanh cơ thì cần phải phẫu thuật làm sạch cùng với điều trị kháng sinh thích hợp.
Một biến chứng nặng của nhiễm tụ cầu là nhiễm trùng huyết, xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào máu với một số lượng lớn, có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa chức năng cơ quan, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các biến chứng khác của nhiễm tụ cầu là: áp xe các cơ quan như áp xe cơ, áp xe thận, áp xe phổi, áp xe não,…, tràn mủ màng phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách.
Bạn có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Bất cứ khi nào bạn có vết cắt hoặc vết rách trên da, hãy rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc các loại dung dịch sát khuẩn như betadin, giữ cho vết thương sạch sẽ, khô ráo và băng kín.
Khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là sau khi xử lý thịt sống hoặc thịt gia cầm, phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch; tẩy rửa sạch các dụng cụ và khu vực chế biến.
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể lây lan nếu vết thương chảy nước, chảy mủ và nếu mọi người dùng chung khăn tắm hoặc các vật dụng khác bị nhiễm khuẩn. Đi dép trong phòng thay đồ và các khu vực thường dùng khác có thể giúp ngăn ngừa ô nhiễm.
Nếu vết loét trở nên đau hoặc đỏ bất thường, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu các đường màu đỏ xuất hiện, đó là dấu hiệu nhiễm trùng đang lan rộng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: loại nhiễm trùng, vị trí nhiễm trùng, sức khỏe tổng thể của người bệnh và khả năng điều trị kịp thời. Hầu hết các nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nhẹ và có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.
Nhiều bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nhẹ và giới hạn ở da, bao gồm: mụn nhọt, chốc lở hoặc viêm mô tế bào, thường không đe dọa đến tính mạng và có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc mỡ bôi tại chỗ.
Nhiễm tụ cầu khuẩn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn xâm nhập vào máu hoặc các mô sâu hơn. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như: nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu do vi khuẩn, nhiễm trùng và viêm lan rộng), viêm phổi, nhiễm trùng xương và khớp và viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim). Những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác hoặc qua đồ vật, đặc biệt là ở những nơi như bệnh viện hoặc phòng tập có tiếp xúc trực tiếp. Những bệnh nhiễm trùng này có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng tùy thuộc vào mức độ điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Các bước đơn giản như giữ vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh