Ngứa da vào ban đêm thường khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, chúng có thể “phá vỡ” giấc ngủ ngon của bạn. Bên cạnh vấn đề về vệ sinh cá nhân, vệ sinh chăn, gối,.. thì tình trạng bị ngứa da vào ban đêm có thể do một số bệnh lý về da và bệnh lý bên trong cơ thể gây ra. Bài viết sau đây xin chỉ ra một số thủ phạm gây ngứa da vào ban đêm và mách bạn cách trị ngứa tốt nhất.
Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm
Thủ phạm gây ngứa da vào ban đêm có thể do một số bệnh lý ngoài da nhưng cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý bên trong cơ thể.
Các bệnh ngoài da
Viêm da dị ứng
Người mắc viêm da dị ứng khiến da khô, ngứa, sưng tấy và có thể nứt nẻ. Bệnh thường phát triển theo đợt và dễ tái phát lại nhiều lần. Người bị viêm da dị ứng sẽ thường xuyên bị mẩn ngứa khi tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm,…
Viêm da vảy nến
Các tế bào da chết dày lên trên da, những nốt vẩy như vẩy cá trên da gây ngứa ngáy và ngày càng phát triển. Các triệu chứng này có thể “bùng lên” vào ban đêm khi bị ma sát với giường, chiếu. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi đang ngon giấc.
Bệnh xã hội
Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai, bệnh lậu hay HIV/AIDS là những căn bệnh thường có biểu hiện đầu tiên là ngứa da. Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh xã hội thường bị ngứa toàn thân do tác dụng phụ của thuốc kháng virus, ngoài ra sự gia tăng tụ khuẩn khiến các bệnh nhân bị HIV thường hay cảm thấy ngứa da.
Bệnh lý bên trong cơ thể
Bệnh về gan, thận
Người mắc các bệnh lý về gan, thận sẽ khiến vai trò thải độc tốt của gan bị suy yếu, khi gan gặp tổn thương sẽ khiến các chức năng hoạt động của gan bị ảnh hưởng bởi các chất độc tố tích tụ nhiều, gây ra các cơn ngứa. Đối với các bệnh lý về thận cũng tương tự, thận yếu, chức năng đào thải và bài tiết các chất cặn bã, chất độc qua nước tiểu kém, khiến cơ thể lâu ngày tích tụ các chất gây hại cho sức khỏe.
Bệnh tiểu đường
Nhiều người không nghĩ bệnh tiểu đường có thể gây ngứa da nhưng trên thực tế, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự luân chuyển các chất dinh dưỡng, điều này dễ khiến da bị khô sần, và có thể gây ngứa.
Ngoài ra khi bị sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết hoặc tay chân miệng cũng có thể khiến người bệnh bị ngứa toàn thân vào ban đêm. Tuy nhiên điểm đặc trưng là bệnh lý này thường đi kèm với triệu chứng điển hình là sốt cao và người bệnh thường bị ngứa khi bệnh đã vào giai đoạn gần khỏi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh