Một số nguyên nhân thường thấy gây viêm da gồm ô nhiễm, căng thẳng, tiếp xúc với tia cực tím, di truyền, tiếp xúc với hóa chất và chất gây dị ứng (ví dụ trong mỹ phẩm). Những yếu tố này đều kích hoạt các phản ứng trong hệ miễn dịch, nguy cơ làm gia tăng tình trạng viêm.
Mùa Đông, mhiệt độ thấp, độ ẩm không khí giảm dễ khiến da khô, làm nguy cơ viêm da tăng lên. Trong những trường hợp nghiêm trọng, làn da bị viêm nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, da sẽ tiếp tục phản ứng ngứa, nhạy cảm, gây khó chịu và đau đớn.
Các loại rau lá xanh
Chế độ ăn cầu vồng (Rainbow diet) là phương pháp ăn uống kết hợp các loại trái cây, rau củ với nhiều màu sắc khác nhau vào thực đơn hằng ngày có thể giúp giảm viêm.
Đặc biệt, các loại rau lá xanh tốt cho việc giảm viêm và oxy hóa trong cơ thể. Bên cạnh chế biến thành các món ăn, bạn có thể làm nước ép, sinh tố từ rau xanh.
Cá hồi, cá mòi và các loại cá giàu omega-3 khác
Acid béo omega-3 là dưỡng chất quan trọng để cải thiện sức khỏe làn da và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các loại cá giàu omega-3 bạn nên ăn gồm cá hồi, cá mòi, cá vược. Ngoài ra, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng chứa nhiều omega-3 như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,...
Protein nạc
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nutrients năm 2020 cho biết, chất dinh dưỡng đa lượng này thiết yếu để bảo vệ làn da "có tuổi", giúp sửa chữa các mô da, cũng như hỗ trợ phát triển và sửa chữa cơ.
Thực phẩm tự nấu
Tự nấu ăn ngay khi có thể cũng là cách giúp bạn thực hiện chế độ ăn chống viêm, đồng thời ngăn ngừa cảm giác thèm ăn vô tội vạ.
Một nghiên cứu cũng đăng trên tạp chí Nutrients năm 2022 cho thấy, việc ăn hàng quán có liên quan đến lượng chất xơ và vi chất dinh dưỡng thấp hơn, trong khi, lượng đường, đồ uống có đường, rượu và calorie tổng thể lại cao hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh