✴️ Tìm hiểu về bệnh vẩy nến móng tay

Triệu chứng của bệnh vẩy nến móng tay

Bệnh vẩy nến móng tay thường được phát hiện khi người bệnh nhận thấy có những bất thường ở móng tay như sau:
– Móng tay chuyển sang màu xanh, màu vàng, hoặc màu nâu. Xuất hiện những chấm đỏ hoặc màu trắng nhỏ bên dưới móng tay.
– Có các đường lằn hoặc rãnh trong móng tay, bề mặt móng bị rỗ.

Bệnh vẩy nến móng tay thường được phát hiện khi người bệnh nhận thấy có những bất thường ở móng tay.

Bệnh vẩy nến móng tay thường được phát hiện khi người bệnh nhận thấy có những bất thường ở móng tay.

– Có các vẩy trắng hoặc bạc ở dưới móng tay, khiến móng tay bị tách khỏi thịt. Tình trạng này có thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
– Móng tay trở nên dày. Khoảng 1/3 số người mắc bệnh vẩy nến móng tay có thể bị bệnh nấm móng, kéo theo tình trạng móng tay trở nên dày, giòn và dễ gãy.
– Móng tay lỏng lẻo hoặc tách biệt khỏi nền móng.
Những thay đổi ở móng tay có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng tay.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến móng tay

Vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm. Nguyên nhân dẫn tới bệnh vẩy nến ở móng tay vẫn chưa được xác định, nhưng có phần liên quan đến di truyền, miễn dịch và môi trường.
Bệnh vẩy nến có tính di truyền. Khoảng 40% những người bị bệnh vẩy nến có người thân trong gia đình cũng từng mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều có bệnh vẩy nến, nguy cơ phát triển bệnh của con cái lên đến 75%.

Chẩn đoán bệnh vẩy nến móng tay

Chẩn đoán bệnh vẩy nến móng tay chủ yếu dựa vào các triệu chứng ở móng tay quan sát được qua khám lâm sàng.

Chẩn đoán bệnh vẩy nến móng tay chủ yếu dựa vào các triệu chứng ở móng tay quan sát được qua khám lâm sàng.

Nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dáng của móng tay hoặc cảm thấy đau ở móng hay móng bị nhiễm trùng, nên nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán.
Chẩn đoán bệnh vẩy nến móng tay chủ yếu dựa vào các triệu chứng ở móng tay quan sát được qua khám lâm sàng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy sinh thiết (một mẩu nhỏ) của da dưới móng tay để xác định xem liệu người đó có bị vẩy nến móng tay hay không.

Điều trị bệnh vẩy nến móng tay

Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến móng tay tương tự như điều trị vẩy nến ở da.  Móng tay thường mọc rất chậm nên có thể sẽ mất rất nhiều thời gian trước khi nhìn thấy được những cải thiện của móng tay trong quá trình điều trị.
Người bị vẩy nến móng tay có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
– Chiếu đèn: Tia cực tím được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến da và cũng có thể hữu ích trong bệnh vẩy nến móng tay.
– Điều trị toàn thân: bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như acitretin, cyclosporine, methotrexate.

Vẩy nến móng tay có thể được điều trị bằng thuốc dạng uống.

Vẩy nến móng tay có thể được điều trị bằng thuốc dạng uống.

– Thuốc điều trị nhắm vào hệ miễn dịch: các loại thuốc này thường là thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc dạng uống, chẳng  hạn như Enbrel (etanercept), Humira (adalimumab), Otezla (apremilast), Remicade (infliximab), Simponi (golimumab)
hoặc Stelara (ustekinumab).
– Thuốc bôi: đối với bệnh vẩy nến móng tay, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc dạng bôi như corticosteroid (như clobetasol), vitamin D, hoặc các loại kem retinoid. Thuốc được bôi vào móng tay hoặc lớp biểu bì ở móng tay hàng ngày.
Những người có móng tay rất dày sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng dạng bôi, do đó có thể sẽ phải sử dụng gel hoặc thuốc mỡ chứa urea để làm mỏng móng.

Thuốc được bôi vào móng tay hoặc lớp biểu bì ở móng tay hàng ngày.

Thuốc được bôi vào móng tay hoặc lớp biểu bì ở móng tay hàng ngày.

Bác sĩ cũng có thể sẽ kê đơn loại sơn móng giúp tăng cường dưỡng ẩm cho móng tay. Sơn được sử dụng hàng ngày tương tự như sơn móng tay bình thường.
– Tiêm corticosteroid: thuốc được tiêm vào dưới móng tay 2 – 9 tháng một lần. Bác sĩ sẽ gây tê hoặc ức chế dây thần kinh để giảm đau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top