✴️ Parkinson ở người trẻ và các nguyên nhân gây run khác

1. Thế nào là Parkinson ở người trẻ?

Bệnh Parkinson là hội chứng rối loạn não bộ khi các tế bào sản sinh ra dopamin bị suy thoái và chết dần gây thiếu hụt dopamin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong não, nó có tác dụng giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát các cử động ở tay chân và mặt. Người bị bệnh Parkinson thường có có các triệu chứng sau:

  • Run tay chân.
  • Cứng đờ các cơ bắp.
  • Chậm vận động.
  • Rối loạn giữ thăng bằng.
  • Giọng nói nhỏ, khó nghe.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Giảm cảm giác mùi.
  • Mệt mỏi.
  • Bụng đầy trướng, khó tiêu, táo bón
  • Trầm cảm, lo âu,…

Khi một người ở độ tuổi 21-40 được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson thì được gọi là Parkinson khởi phát ở người trẻ hoặc Parkinson khởi phát sớm. Có khoảng 10% người mắc bệnh Parkinson nằm trong độ tuổi này. Một số hiếm người trẻ dưới 20 tuổi có các dấu hiệu của bệnh Parkinson. Bệnh nhân trẻ tuổi mắc Parkinson thường dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh lý khác, điển hình là run vô căn.

Parkinson ở người trẻ có xu hướng tiến triển chậm hơn và có tỷ lệ sống lâu cao hơn so với người cao tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi đang trong giai phát triển sự nghiệp, có con nhỏ. Khi khả năng vận động bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Từ đó, gây ra các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh trẻ tuổi.

 

2. Phân biệt bệnh Parkinson ở người trẻ với các triệu chứng run tay chân khác

Người trẻ bị run tay chân do Parkinson có thể bị chẩn đoán nhầm với các triệu chứng run tay chân khác, thường gặp nhất là run vô căn. Dưới đây là một số đặc điểm giúp phân biệt giữa run do Parkinson và run vô căn ở người trẻ tuổi: 

 

3. Cách điều trị Parkinson ở người trẻ

Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Các phương pháp điều trị Parkinson hiện nay tập trung vào điều trị triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Thuốc điều trị nội khoa

Levodopa là một trong những thuốc đầu tay được sử dụng cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc này lại chỉ có hiệu quả cao trong thời gian ngắn (3 – 5 năm) và gây nhiều tác dụng phụ nên người bị Parkinson khi còn trẻ thường không ưu tiên sử dụng Levodopa mà ưu tiên sử dụng một số loại thuốc kiểm soát bệnh sau:

  • Chất chủ vận dopamin: Apomorphine, Cabergoline, Lisurid, Pergolide,… các thuốc này có khả năng bắt chước và kích thích các thụ thể dopamin làm tăng hiệu quả của dopamin trong não. Từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh Parkinson. Thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh Parkinson giai đoạn đầu.  
  • Thuốc ức chế men phân giải dopamin: Entacapone, Selegiline,.. có tác dụng ức chế hoạt động của enzym MAO-B là chất phân giải và làm mất hoạt tính của dopamin. Thuốc bảo vệ và kéo dài thời gian hoạt động của dopamin.
  • Thuốc kháng cholinergic và amantadine: Benztropine, Biperiden, Amantadine Hydrochloride,…. có hiệu quả trong điều trị run và hiện tượng cứng khớp. Tuy nhiên, hiện nay nhóm này thuốc này thường ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ. Trong quá trình điều trị Parkinson khởi phát sớm có thể được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc sử dụng.
  • Thuốc an thần, chống trầm cảm,… giúp cải thiện các rối loạn tâm lý ở người trẻ mắc bệnh Parkinson.

Phẫu thuật

Đối với người bệnh Parkinson nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc thì một số phương pháp phẫu thuật giúp giảm các triệu chứng bệnh được thực hiện như phẫu thuật kích thích não sâu, phẫu thuật bằng dao gamma, cấy ghép não bằng mô não của thai nhi,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị bằng phương pháp này vì chi phí điều trị tốn kém và bệnh Parkinson ở người trẻ cũng chưa đến mức độ cần điều trị bằng phẫu thuật.

Hỗ trợ tâm lý

Người trẻ tuổi mắc bệnh Parkinson thường đang trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, gánh nặng về kinh tế, chăm sóc cha mẹ và con cái,… rất lớn. Chính vì vậy, người bệnh sẽ tự cảm thấy áp lực, tự ti hơn do các rối loạn vận động khiến họ không thể làm việc hay chăm sóc gia đình. Chính vì thế, người thân cần dành nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ với người bệnh. 

Các triệu chứng của bệnh Parkinson mặc dù ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc của người trẻ. Tuy nhiên, nếu bệnh được điều trị sớm có thể giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng, điều quan trọng nhất là thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top