ĐẠI CƯƠNG
Ung thư tế bào hắc tố (malignant melanoma) chiếm khoảng 5% các ung thư da và khoảng 1% các loại ung thư.
Bệnh gặp ở mọi chủng tộc. Người da trắng mắc bệnh nhiều nhất. Tại một số vùng ở Úc có khoảng 40 ca mới mắc trên 100.000 dân mỗi năm.
Ung thư tế bào hắc tố thường gặp ở người nhiều tuổi và hiếm gặp ở trẻ em. Tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Ánh nắng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó tia cực tím gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư tế bào hắc tố đều có tiền sử bị bỏng nắng khi còn trẻ.
Khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là bớt bẩm sinh khổng lồ.
Mối liên quan giữa hormon sinh dục nữ (oestrogen) và ung thư tế bào hắc tố cho đến hiện nay vẫn còn chưa rõ.
Khoảng 2-5% ung thư tế bào hắc tố có tính chất gia đình và 30% bệ nh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gen p16 trên chromosom 9p21.
Những người có da thuộc typ 1,2,3 có nguy cơ mắc ung thư tế bào hắc tố cao hơn những người da màu.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.
Lâm sàng
Trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố xuất hiện ở vùng da bình thường. Tuy nhiên, ung thư tế bào hắc tố có thể xuất phát từ những tổn thương sắc tố (nốt ruồi, bớt sắc tố bẩm sinh).
+ Ung thư tế bào hắc tố thể u
+ Ung thư tế bào hắc tố nông
+ Ung thư tế bào hắc tố của Dubreuilh
+ Thể đầu chi
+ Thể niêm mạc
+ Tổn thương u sùi, màu đỏ, loét, dễ chảy máu. Đôi khi rất giống với u hạt nhiễm khuẩn.
+ Cần làm xét nghiệm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch để chẩn đoán xác định.
* Ung thư tế bào hắc tố thứ phát
+ Khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố không thấy tổn thương nguyên phát.
+ Tổn thương thường là một khối u đơn độc, không tăng sắc tố (achromic), khu trú dưới da hoặc trong da hay niêm mạc.
+ Tổn thương này có thể di căn từ u hắc tố ở các cơ quan phủ tạng hoặc ở da đã thoái triển.
Cận lâm sàng
+ Mô bệnh học
Hình ảnh tăng sinh, thâm nhập của các tế bào hắc tố ở thượng bì và trung bì. Các tế bào chưa biệt hóa, nhân to, bắt màu đậm, có hiện tượng rối loạn phân bào, thâm nhiễm bạch cầu, tăng sinh mạch máu, có thể có loét.
Xét nghiệm hóa mô miễn dịch sử dụng các kháng thể kháng S100 và HMB45 giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Chỉ số Clark đánh giá mức độ xâm lấn của tổ chức u ở các mức độ khác nhau, cụ thể:
1. Xâm lấn ở thượng bì hay ung thư tại chỗ.
2. Xâm lấn trung bì nông: chỉ có một vài tế bào ở nhú bì.
3. Xâm lấn toàn bộ nhú bì.
4. Xâm lấn trung bì sâu.
Hiện nay chỉ số Breslow về độ dày của tổn thương được đo từ lớp hạt của thượng bì đến phần sâu nhất của tổn thương nguyên phát, được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ xâm lấn của tổ chức u, giúp cho việc quyết định mức độ cắt bỏ khối u và tiên lượng bệnh
Một số yếu tố khác như loét, thậm chí chỉ phát hiện trên mô bệnh học, tỉ lệ phân bào hay tỉ lệ thoái triển trong tổ chức u và sự có mặt của tế bào ung thư trong lòng mạch là những yếu tố có tiên lượng xấu.
Chẩn đoán xác định ung thư tế bào hắc tố cần dựa vào lâm sàng và mô bệnh học. Về lâm sàng, khi người bệnh có một tổn thương tăng sắc tố trên da, chúng ta có thể dựa vào hệ thống triệu chứng ABCDE của Hoa kỳ để xem xét tổn thương này đã bị ung thư chưa, cụ thể :
Khi có tổn thương nghi ngờ nên cắt bỏ toàn bộ tổn thương để làm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch với các kháng nguyên đặc hiệu.
ĐIỀU TRỊ
Mặc dù ung thư tế bào hắc tố được coi là một trong những ung thư rất ác tính nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống trên 5 năm sau điều trị là trên 80%.
Nguyên tắc điều trị
Loại bỏ rộng và triệt để tổ chức ung thư.
Điều trị phủ tổn khuyết, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ.
Kết hợp phẫu thuật với điều trị hoá chất trong trường hợp cần thiết.
Điều trị cụ thể
Phẫu thuật loại bỏ tổ chức ung thư
+ Là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất. Giới hạn của đường rạch cách bờ tổn thương dựa vào chỉ số Breslow:
+ Nạo vét hạch: đối với những tổn thương có chỉ số Breslow trên 1mm thì nên nạo vét hạch.
+ Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, người bệnh cần được theo dõi 3 tháng một lần trong thời gian 3-5 năm. Cần lưu ý hiện tượng tái phát tại chỗ hay di căn hạch và các cơ quan khác, đặc biệt ở phổi và não.
Quang tuyến trị liệu
+ Chỉ định trong những trường hợp có di căn hoặc không có chỉ định phẫu thuật.
+ Có 50% các hạch di căn hay u ở tổ chức mềm có đáp ứng tốt với quang tuyến. Tuy nhiên, chỉ có 30% các u di căn ở não đáp ứng với quang tuyến.
+ Điều trị quang tuyến liều thấp kết hợp với corticosteroid liều thấp có tác dụng tốt để giảm đau đối với những ung thư đã di căn như ở não, xương.
Hóa trị liệu
+ Nhiều loại hóa chất có thể chỉ định trong ung thư tế bào hắc tố. Tùy theo từng người bệnh, có thể dùng đơn hóa trị liệu hay phối hợp để điều trị.
+ Dacarbazin với liều 700mg/m2/ngày trong thời gian 1 đến 5 ngày sau đó ngừng điều trị. Tháng tiếp theo lại lặp lại như vậy.
+ Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc khác như fotemustin với liều 100mg/m2 vào các ngày 1, 8, 15, 50 sau đó 3 tuần tiêm 1 lần.
Điều trị miễn dịch
Interferon alpha 2a đã được sử dụng với liều 3 triệu đơn vị tiêm dưới da 3 lần một tuần, trong thời gian 18 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm được điều trị bằng interferon và nhóm chứng.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chỉ số Breslow đánh giá độ dày có ý nghĩa quan trọng.
Độ dày (mm) của tổn thương |
Tỉ lệ % sống trên 5 năm |
< 0,75 |
96 |
0,75 đến 1,5 |
87 |
1,5 đến 2,49 |
75 |
2,5 đến 3,99 |
66 |
Trên 4 |
47 |
Trường hợp có di căn, tiên lượng thường xấu, di căn chủ yếu ở phổi, gan, não và xương. Người bệnh tử vong trong thời gian 3-6 tháng.
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
Theo dõi về lâm sàng phát hiện:
+ Tái phát tại chỗ
+ Phát hiện tổn thương mới
+ Tình trạng di căn: não, phổi
Thời gian theo dõi: 3 tháng/lần x 3 đến 5 năm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh