Vai trò của chánh niệm đối với sức khỏe làn da

Theo các bác sĩ da liễu và bác sĩ tâm lý, kẻ thù lớn nhất của sắc đẹp là sự căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến da theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân phổ biến là hormone giải phóng corticotropin, một loại hormone liên quan đến phản ứng căng thẳng, gây ra tình trạng viêm và có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của mụn trứng cá. Căng thẳng cũng có thể đóng một vai trò trong việc đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn. Nếu bạn căng thẳng thường xuyên, cơ thể sẽ giải phóng cortisol khiến làn da khó tự phục hồi và ảnh hưởng đến sự hình thành collagen và elastin.

Vai trò của chánh niệm đối với sức khỏe làn da

Chánh niệm là “duy trì nhận thức từng khoảnh khắc về suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác cơ thể và môi trường xung quanh của chúng ta”. Sử dụng chánh niệm đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến làn da. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy chánh niệm có thể giúp cải thiện việc chữa lành vết thương trong vòng vài ngày. Chánh niệm cũng được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến, một tình trạng da tự miễn dịch, nơi da bùng phát thành các mảng vảy đỏ, gây đau. Một đánh giá về 27 nghiên cứu được công bố vào năm 2019 với hơn 1.500 người tham gia đã phát hiện ra rằng chánh niệm là một trong những chiến lược hiệu quả để giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến. Tình trạng da mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái tinh thần của bạn, và có liên quan đến trầm cảm, lo âu. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy những người thực hành chánh niệm nhiều hơn sẽ ít gặp khó khăn và chất lượng cuộc sống tốt hơn những người không thực hành.

 

Cách áp dụng chánh niệm để hỗ trợ làn da

  • Thiền thư giãn

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của thiền chánh niệm là phát triển chánh niệm đó là quan sát bản thân mình một cách khách quan. Nhưng chúng ta không thể làm điều đó nếu tâm trí chúng ta bị kích động và chúng ta không thể có tâm trí bình yên nếu cơ thể căng thẳng. Đó là lý do tại sao chúng ta thường bắt đầu một buổi thiền với một khoảng thời gian thư giãn ngắn. Để thực hành thiên thư giãn, hãy nhắm mắt lại và bắt đầu hơi thở của bạn, sau một vài phút chuyển chú ý đến cơ thể của bạn, bắt đầu từ đỉnh đầu của bạn. Khi bạn từ từ di chuyển sự chú ý đến cơ thể, hãy thực hiện một nỗ lực ý thức để thư giãn các cơ bắp trong từng bộ phận khi bạn thở ra từng hơi trong khoảng 5 phút.

  • Thiền tập trung

Phần tiếp theo của một buổi thiền chánh niệm là thiền định tập trung, nếu chúng ta muốn quan sát một cái gì đó ở mức độ sâu hơn thì chúng ta cần giữ sự chú ý của chúng ta về nó. Thiền tập trung sẽ giúp bạn phát triển kỷ luật tinh thần một cách hiệu quả. Nếu tâm trí của bạn bị kích động thì những quan sát của bạn chỉ là bề ngoài. Thiền tập trung sẽ giúp bạn ổn định tâm trí, quan sát mọi thứ ở mức độ sâu hơn, quá trình này là chìa khoá để phát triển sự hiểu biết lớn hơn. Ví dụ nếu chúng ta có cảm xúc đau đớn hoặc bất an mà chúng ta không hiểu rằng tại sao nó cứ phát triển thì chúng ta nên chú ý đến nó để xác định nguồn gốc. Sau đó biến đổi nó, để nó không còn khiến chúng ta đau đớn và đau khổ. Để thực hành thiền định hãy bắt đầu đếm nhịp thở từ 1 – 5 trong tâm trí của bạn, khi đếm 5 bạn nên bắt đầu lại. Giữ sự chú ý của bạn tập trung vào không khí đi qua chóp mũi của bạn, khi cảm thấy tâm trí của bạn mất phương hướng, ngay lập tức đưa sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở của mình. Thiền tập trung có thể là một thách thức nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng để hết sức tập trung vào tiêu điểm của bạn. Tâm trí của bạn sẽ đi lang thang rất nhiều, đó là điều bình thường, chỉ cần tập trung và đưa nó trở lại không khí qua chóp mũi của bạn, để tập trung tinh thần và tiếp tục rèn luyện.

  • Thiền định cảm xúc

Một thay thế cho phần thiền chánh niệm trong buổi thiền của bạn là thiền nhận thức cảm xúc. Đúng như tên gọi, bạn đang rèn luyện bản thân mình để quan sát cảm xúc của mình. Theo thời gian việc thiền sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc nhiều hơn và phát triển sức mạnh nội tâm lớn hơn. Để thực hành thiền định cảm xúc, trước tiên hãy thực hiện các bài thiền thư giãn và tập trung. Khi bạn hoàn thành thiền định tập trung, hãy tập trung vào cảm xúc của bạn. Hãy tự hỏi mình, tôi đang cảm thấy gì? Bạn đang cảm thấy vui, buồn, giận dữ, cô đơn, tổn thương, bồn chồn, buồn chán hay một số cảm xúc khác? Một số cảm xúc phát sinh từ nhận thức của bạn khá tinh tế và khó xác định. Họ có xu hướng thể hiện bản thân thành một tâm trạng chung mà dường như không có bất kỳ lý do nào. Nếu bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể khám phá những cảm xúc đó một cách sâu sắc hơn, nhìn vào suy nghĩ về chúng và nương theo cảm xúc của bản thân.

  • Thiền đi bộ

Đây là điều mà bạn nên làm nếu cảm thấy quá bồn chồn khi ngồi thiền. Bạn có thể làm điều đó thay cho thiền thư giãn. Đi bộ thiền là một cách khác giúp làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn. Cách để thực hành thiền đi bộ rất đơn giản, tốt nhất bạn nên đi đến nơi yên tĩnh và phong cảnh đẹp. Bắt đầu đi bộ chậm, áp dụng các kỹ thuật tương tự được sử dụng trong thiền tập trung và chánh niệm được mô tả ở trên. Nhưng thay vì tập trung vào hơi thở hãy tập trung vào bước chân của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tập trung vào toàn bộ cơ thể khi bạn đi bộ. Chú ý chuyển động của từng bộ phận cơ thể khi bạn bước đi. Một biến thể của thiền đi bộ là đi bộ chánh niệm. Các kỹ thuật như nhau, nhưng thay vì thực hiện một buổi thiền ngay trong cuộc sống đời thường của bạn. Ví dụ đi dạo ở nơi làm việc, ở nhà, khi đi mua sắm… Những gì thiền chánh niệm giúp sẽ ngăn chặn tâm trí của bạn trở lên kích động. Và điều tuyệt vời là bạn có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày mà không chiếm mất thời gian quý báu của mình.

  • Hoạt động chánh niệm

Bạn có thể biến bất kỳ hoạt động nào thành thiền chánh niệm. Chọn một hoạt động đòi hỏi ít sự chú ý, chẳng hạn như rửa bát hoặc gấp quần áo. Những hoạt động này thường xuyên đến mức chúng ta thực hiện hàng ngày mà không cần suy nghĩ. Bây giờ bạn có thể dùng chúng để phát triển chánh niệm cho bản thân. Hãy bắt đầu công việc bằng cách chậm rãi, đừng vội vàng hoàn thành chúng như bạn vẫn thường làm. Hãy chú ý đến mọi hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, khi gấp quần áo hãy chú ý cách bạn gấp chúng, mùi quần áo khi bạn chạm vào. Điều này nghe có vẻ nhàm chán và không hiệu quả nhưng nó lại có tác dụng làm dịu đi tâm trí của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top