Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới thì ước tính có khoảng 43% phụ nữ trong độ tuổi 15-50 ở các nước phát triển có tình trạng thiếu máu, trong thời kỳ mang thai thì tỷ lệ này tăng lên 56-80% các trường hợp thiếu máu gây ra do thiếu sắt.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thường đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu sắt do hàng tháng đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt khiến một lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt và một vài nguyên nhân khác. Sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố và việc thiếu hụt hàm lượng lớn sắt trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn quá trình sinh sản hồng cầu và thiếu máu.
Ngoài ra, phụ nữ sinh nở nhiều lần thì nguy cơ thiếu sắt cũng cao hơn, do mỗi lần sinh con lại bị mất máu. Vì thế để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có dự trữ sắt ít nhất 300mg trước khi thụ thai.
Bổ sung sắt trước khi mang thai giúp chị em phụ nữ có thể dự trữ lượng sắt nhất định, cùng với đó giảm đáng kể áp lực cũng nhu nhu cầu phải bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai và đem lại kết quả tốt hơn cho thai nghén.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung khoảng 15mg-30mg mỗi ngày. Còn trong giai đoạn mang thai, thì thai phụ cần khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày. Trong thời gian cho con bú, đối với người mẹ trên 19 tuổi thì cần ít nhất khoảng 10mg sắt mỗi ngày.
Phụ nữ trước khi mang thai nếu bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính người mẹ.
Đối với người mẹ
Phụ nữ khi bị thiếu máu thiếu sắt thường có những biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, khó thở,.. dẫn đến nguy cơ sảy thai và rong huyết sau sinh là rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong cho mẹ và bé.
Đối với thai nhi
Sắt có nhiệm vụ giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể người mẹ và đến thai nhi. Nếu tình trạng thiếu máu thiếu sắt xảy ra sẽ khiến bào thai không nhận đủ oxy dẫn đến suy dinh dưỡng. Hệ quả xấu xảy ra là trẻ thường bị sinh non và nhẹ cân.
Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt ngay từ trong bụng mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não của trẻ sau này.
Phương pháp bổ sung sắt trước khi mang thai
Có nhiều cách giúp chị em phụ nữ có thể bổ sung lượng sắt cần thiết trước khi mang thai. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ dành cho các bà mẹ tương lai.
Bổ sung sắt qua các viên sắt hữu cơ: chứa các thành phần quan trọng như ferrous fumarate (dưới dạng sắt hữu cơ), acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm, dầu mè đen. Đây được là một sản phẩm hữu ích có thể dành cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai.
Uống sản phẩm chứa sắt: đây cũng là phương pháp giúp cung cấp lượng sắt còn thiếu cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích việc kết hợp dùng viên sắt và acid folic trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Tăng cường các thực phẩm giàu sắt:Có hai loại sắt trong thực phẩm mà chị em có thể bổ sung là:
Heme sắt là loại sắt tốt nhất cho cơ thể và có thể tìm thấy trong các sản phẩm từ thịt động vật như thịt bò, thịt gà…
Sắt có trong các sản phẩm từ thực vật như đậu, rau bina, đậu phụ, ngũ cốc ăn liền…
Có thể bạn quan tâm:
– Tránh uống sắt cùng lúc với canxi và sữa vì hai thứ đó có thể làm giảm hấp thụ sắt, nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
– Không uống sắt vào buổi tối vì có thể gây ra những tác dụng phụ như nóng người, khó ngủ.
– Để tăng cường khả năng hấp thu sắt thì cần uống kết hợp với vitamin C hoặc bổ sung thêm vitamin C từ các loại hoa quả như cam, chanh, dâu, bưởi…
– Sử dụng các viên sắt có thể khiến cơ thể bị kích ứng đường tiêu hóa, gây táo bón nên bà bầu cần kết hợp uống sắt với ăn nhiều chất xơ và bổ sung nước cần thiết để hạn chế nguy cơ táo bón.
Ngoài ra, những trường hợp uống nhầm một lượng lớn sắt có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt. Các trường hợp bổ sung sắt vượt quá liều lượng cần thiết của cơ thể trước khi mang thai có thể dẫn đến việc tăng nồng độ sắt tự do và nồng độ huyết sắc tố trong máu, dư thừa hàm lượng sắt dự trữ. Kết quả dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung sắt dự phòng thì các xét nghiệm đánh giá dự trữ sắt trong cơ thể như nồng độ ferritin, transferin nên được tiến hành định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh