Bệnh lỵ trực trùng, hay còn gọi là lỵ trực khuẩn, xích lỵ, hay bệnh kiết lỵ xảy ra chủ yếu do trực khuẩn lỵ Shigella và loại khuẩn này gây viêm đường ruột cấp tính với 90% bệnh nhân là trẻ em. Vậy khi bé bị lỵ trực trùng phải làm sao? Các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tác nhân gây bệnh lỵ trực trùng
Trực khuẩn Shigella, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriae và thuộc loại trực khuẩn gram (-), nhỏ, kích thước dài 1-3 mm, không có bao, không tạo bào tử, không thể di động, ái khí và có thể kỵ khí, hình thành dễ dàng ở môi trường thạch lỏng 37oC.
Bệnh lỵ trực trùng, hay còn gọi là lỵ trực khuẩn, hay bệnh kiết lỵ xảy ra chủ yếu do trực khuẩn lỵ Shigella.
Shigella được chia thành 4 nhóm:
– Nhóm A: Shigella dysenteriae, gồm 10 type, type I là type duy nhất có ngoại độc tố.
– Nhóm B: Shigella flexneri.
– Nhóm C: Shigella boydii.
– Nhóm D: Shigella sonnei.
Đối tượng nào dễ bị lỵ trực trùng
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Bệnh dễ lây truyền nhất ở môi trường các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi trông giữ trẻ tư nhân không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Phương thức lây truyền
Bệnh lỵ trực trùng lây trực tiếp và gián tiếp qua đường tiêu hóa. Ở phương thức lây truyền trực tiếp bệnh sẽ lây từ người này sang người khác hoặc do tay tiếp xúc với vật bị nhiễm khuẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ. Lây gián tiếp thường do người bện uống hoặc ăn thức ăn bị nhiễm Shigella.
Biểu hiện của bệnh
Thời gian ủ bệnh của lỵ trực trùng khá dài, thường phát tác trong khoảng 3 ngày, nhưng cũng đã có nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh có thể lên đến 7 ngày.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị lỵ trực trùng là sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn…
Các triệu chứng thường gặp khi bị lỵ trực trùng bao gồm:
Sốt, hoặc sốt cao kèm theo co giật.
Biếng ăn.
Trẻ bị đau quặn bụng.
Trẻ bị tiêu chảy phân lỏng kèm theo chất nhầy hoặc máu trong phân.
Buồn nôn hoặc nôn ói.
Mệt mỏi.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Làm gì khi trẻ bị lỵ trực trùng?
Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy ra máu, sụt cân và sốt 38oC trở lên liên tục.
Trẻ bị lỵ trực khuẩn trước tiên cần được cách ly tại nhà, tại bệnh xá hoặc bệnh viện, tất cả đồ dùng của trẻ như: bát đĩa, cốc chén, bình sữa, khăn mặt … đều phải dùng riêng và phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng theo đúng nguyên tắc hướng dẫn của các bác sĩ.
Tất cả đồ dùng của trẻ như: bát đĩa, cốc chén, bình sữa, … đều phải dùng riêng và phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng theo đúng nguyên tắc.
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa sạch tay, ngâm tay trong dung dịch Cloramin 1-2%.
Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
Bổ sung nước điện giải cho trẻ hoặc dịch truyền nếu mất nước điện giải nặng.
Chế độ ăn: Đối với trẻ còn bú mẹ cần cho trẻ bú bình thường, không giảm số lần, số lượng sữa mẹ Nếu trẻ đang bú sữa bằng bình sữa, phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như pha sữa cho trẻ.
Với trẻ lớn hơn, trẻ không còn bú mẹ những ngày đầu nên cho trẻ ăn cháo nấu với thịt, cá. Từ ngày thứ ba, thứ tư ăn cháo với thịt, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, chuối. Từ ngày thứ năm trở đi mới bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát cùng thịt nạc luộc, nước hoa quả. Tránh thức ăn nhiều xơ bã, khó tiêu.