✴️ Khám và điều trị giun chui ống mật bằng cách nào?

Giun chui ống mật là tình trạng giun từ ruột lên tá tràng, chui qua cơ Oddi để vào trong ống Choledoque và các đường mật trong gan, dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là những trẻ dinh dưỡng kém, thiếu đạm, gầy yếu, nhiễm trùng (sau cúm, sởi, viêm phổi), độ toan dịch vị ít. Vậy khám và điều trị giun chui ống mật bằng cách nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

 

1. Nguyên nhân giun chui ống mật

Do giun đũa đi ngược dòng ống tiêu hóa lên đường dẫn mật gây ra bệnh.

Giun chui ống mật cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Giun chui ống mật cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

 

Do tiêu chảy, táo bón, có thai hoặc uống thuốc tẩy giun không đúng cách tạo thành yếu tố kích thích giun đi lên, chui vào ống dẫn mật, tạo thành những cơn đau dữ dội.

 

2. Triệu chứng giun chui ống mật

2.1 Triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm:

– Cơn đau bụng gan dữ dội, đột ngột. Bệnh nhân đau cạnh ức và dưới sườn phải từng cơn lăn lộn, chổng mông, trẻ em bắt bế vác lên vai.

– Nôn nhiều có khi nôn ra giun

– Lâm sàng có phản ứng ở dưới sườn phải, cạnh ức đau, gan và túi mật bình thường, không vàng da, vàng mắt, tình trạng toán thân chưa có thay đổi rõ rệt.

2.2 Giun chui ống mật giai đoạn nhiễm trùng đường mật:

Thường sau một tuần đột đau lăn lộn chổng mông, bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.

– Sốt giao động 38 độ C – 39 độ C.

– Ăn kém và cơn đau dịu đi, nhưng vùng dưới sườn phải đau, tức đầy.

– Ấn cạnh ức và dưới sườn phải đau, túi mật không căng đau.

– Da, niêm mạch không vàng hoặc vàng nhẹ.

2.3 Giun chui ống mật giai đoạn áp xe gan

Giun chui ống mật khiến người bệnh gặp những cơn đau bụng, khó chịu

Giun chui ống mật khiến người bệnh gặp những cơn đau bụng, khó chịu

 

Thường 2 – 4 tuần có dấu hiệu giun lên đường mật không được điều trị:

– Toàn thân có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, da xanh, gầy yếu, thiếu máu.

– Sốt cao thường xuyên 390 – 400C, rét run, ăn uống kém.

– Đau âm ỉ vùng gan.

– Da niêm mạc vàng nhẹ, gan to dưới bờ sườn, hoặc to lên trên, ấn rất đau, nghiệm pháp rung gan (+).

 

3. Giun chui ống mật làm sao để chẩn đoán

Siêu âm: Có thể thấy hình ảnh gián tiếp: Ống mật chủ hay ông gan giãn rộng. Trong lòng ống mật chủ có hình tập trung nhiều sóng siêu âm theo một vệt dài.

Chụp Xquang bằng thuốc cản quang vùng túi mật thấy hình giun trong túi mật

Soi tá tràng: Thấy hình ảnh giun đũa ở tá tràng, hay một phần ở tá tràng, một phần ở cơ Oddi vào ống mật hoặc ống Wirsung.

 

4. Điều trị giun chui ống mật

Trong cơn đau bụng cấp, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng đau, nhiễm trùng và thuốc tẩy giun.

Trong trường hợp tắc nghẽn cấp tính đường mật có khi phải phẫu thuật dẫn lưu đường mật và giải phóng tắc nghẽn. Quan trọng là phải ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.

Khám và điều trị giun chui ống mật, người bệnh nên lựa chọn những đơn vị y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa gan mật để thăm khám và điều trị. Những bác sĩ chuyên khoa gan mật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh và có chỉ định hiệu quả.

Ngoài ra, khi thăm khám ở những đơn vị y tế uy tín có chuyên khoa gan mật, bạn còn được:

– Có hệ thống trang thiết bị hiện đại và đầy đủ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh tắc nghẽn ống dẫn mật.

– Ngoài tình trạng giun chui ống mật, bác sĩ còn phát hiện ra nhiều bệnh lý túi mật như sỏi túi mật, … để có hướng giải quyết sau này.

– Loại trừ một số bệnh lý về gan mật.

– Phát hiện sớm một số bệnh lý về gan để điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Do đó khi có thấy có biểu hiện nghi ngờ bạn nên đến các bệnh viện đa khoa hoặc cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa gan mật để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top