✴️ Các loại giun chỉ khác

Nội dung

GIUN CHỈ BRUGIA TIMORI

https://suckhoe.us/photos/174/k%C3%BD%20sinh%20tr%C3%B9ng/kst%20hvqy/aa.png

Giun chỉ B.timori đã được phát hiện từ nhiều năm trước đây ở vùng Timor thuộc Indonesia. Gần đây được chính thức công nhận như một loài giun chỉ bạch huyết gây bệnh cho người. Người ta đã làm thí nghiệm ở Flores cho muỗi Aedes đốt người có ấu trùng giun chỉ B.timori, sau đó cho đốt mèo và gerbri. Sau một thời gian đã phát hiện giun chỉ trưởng thành ở mèo và gebri. 

Giun chỉ B.timori còn được phát hiện ở đảo Lasser Sunda ở Indonesia và một số đảo thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương.

Đây là một loại giun chỉ bạch huyết có ổ bệnh thiên nhiên.

 

ONCHOCERCA VOLVULUS

Onchocerca volvulus là loại giun chỉ gây bệnh phổ biến ở Tây châu Phi:

Senegan, Ethiopia, Angola... và châu Mĩ La Tinh: Mehico, Colombia,

Vernezuela...

Kích thước: 

Giun đực: 20 - 40 x 0,15 -  0,2 mm.

Giun cái:  30 - 60 x 0,30 -  0,4 mm.

Người là vật chủ chính, ruồi thuộc giống Simulium là vật chủ trung gian truyền bệnh. Thời gian hoàn thành vòng đời của ruồi từ 12 - 40 ngày. Ruồi trưởng thành có khả năng bay được rất xa, khoảng 150 km. 

Giun chỉ O.volvulus tạo thành những u ở dưới da, kích thước 1- 6 cm. Trong mỗi u nang có thể có 1 - 3 ấu trùng, không gây cảm giác đau. Giun chỉ còn có thể gây viêm da, rối loạn thị giác (viêm các bộ phận của mắt), phù voi cơ quan sinh dục, nhưng hiếm gặp. 

Chẩn đoán: tìm ấu trùng giun chỉ bằng sinh thiết các u, hạch bạch huyết. 

Điều trị: diệt giun trưởng thành bằng suramin: 4 - 5 g. Diệt ấu trùng bằng DEC hoặc DEC kết hợp với suramin. Có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu có chỉ định. 

Dự phòng: phòng ruồi đốt bằng các biện pháp có thể.

 

LOA LOA

Loa loa là loại giun chỉ gây bệnh phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn miền Trung châu Phi, đặc biệt ở các nước vùng vịnh Giune, tỉ lệ nhiễm giun chỉ Loa loa ở vùng này cao: 35 - 90% dân số. Tổng số người mắc giun chỉ Loa loa trên thế giới khoảng: 13 triệu người. 

Kích thước: giun đực 25 - 35 x 0,30 mm, giun cái: 50 - 70 x 0,4 - 0,5 mm, ấu trùng: 250 - 300 x 6 - 8µm.

Vật chủ chính là người, vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi hút máu: Chrysops: C.dimidiata, C.silacea... Những loại ruồi này chỉ hoạt động hút máu vào ban ngày, cao điểm 10 - 13 giờ. Trong cơ thể người, giun trưởng thành có thể sống 15 năm.

Lúc giun chỉ di chuyển dưới da, người bệnh có cảm giác như kiến bò, đôi khi giun chỉ di chuyển dưới niêm mạc miệng. Giun chỉ có thể gây viêm giác mạc, viêm mi, bệnh nhân sợ ánh sáng, bạch cầu ái toan tăng cao. Đôi khi gây viêm màng não, màng trong tim, rối loạn thần kinh, đe doạ tính mạng.

Chẩn đoán: xét nghiệm tìm ấu trùng trong máu, hoặc dựa vào các phản ứng miễn dịch học.

Điều trị: giống như điều trị giun chỉ bạch huyết, điều trị bằng DEC kết hợp với các thuốc chống dị ứng và corticoid.

 

MEDIN - DRACUNCULUS MEDINENSIS

Medin-Dracunculus medinensis là loài giun chỉ gây bệnh và bệnh có nhiều ở châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Hiện nay có khoảng 48,3 triệu người trên thế giới mắc bệnh này.

Giun trưởng thành sống trong mô dưới da, giun đực nhiễm tự nhiên ở người, dài 40 mm, nhưng khi gây nhiễm ở chó có kích thước giun đực: 12 - 29 x 0,4 mm, giun cái kí sinh ở người có kích thước lớn: 500 - 1200 x 0,9 - 1,7 mm.

Người là vật chủ chính, vật chủ trung gian là các loài giáp xác thuộc chi Cyclops.

Giun trưởng thành lúc đầu kí sinh ở mô liên kết sau đó di chuyển đến mô dưới da gây viêm loét. Khi vết loét gặp nước, tử cung giun nhô ra ngoài phóng thích ra ấu trùng, ấu trùng vào kí sinh ở giáp xác (cyclops). Người nhiễm bệnh qua đường tiêu hoá do uống phải nước có cyclops, bị nhiễm ấu trùng hoặc ăn các thức ăn từ nước có cyclops.

Triệu chứng: viêm, ngứa nổi mẩn, nhiễm trùng loét, viêm khớp, viêm mạch bạch huyết, bạch cầu ái toan tăng cao.

Chẩn đoán: thường dễ vì giun có kích thước lớn thường lộ ra ở những vết loét.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top