Nấm gây bệnh nấm đen lòng bàn tay (tinea nigra palmaris), bệnh còn có những tên khác như bệnh nấm bàn tay đen (keratomycosis nigricans palmaris, pityriaris nigra, Microsporum nigra, tinea nigra palmaris). Bệnh chủ yếu gặp ở những người lao động tay tiếp xúc với đất, người làm ruộng. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, hay gặp ở vùng nhiệt đới như Nam Phi, Đông Nam Á.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
C.werneckii (Exophiala werneckii) là một loại nấm hoại sinh, thường xuất hiện trong đất, trong phân, đất mùn, trên gỗ ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nấm xâm nhập vào da qua các vết xây sát.
VAI TRÒ Y HỌC
Tổn thương thường ở tay, tạo thành những dát tối màu, phẳng, không có vẩy, không đỏ, không thâm nhiễm, tổn thương phát triển chậm, ít gây phiền phức cho người bệnh.
Hình 18.12: Nấm đen lòng bàn tay.
CHẨN ĐOÁN
Xét nghiệm trực tiếp: cạo lấy vẩy da soi trong dung dịch KOH 20% quan sát thấy những sợi nấm ngoằn ngoèo, phân nhánh, có vách ngăn gần nhau, màu đen, đường kính có thể tới 5 µm, đặc biệt một số sợi có bào tử áo.
Giải phẫu bệnh: thấy các sợi nấm màu đen, có vách ngăn.
Hình 18.13: C.werneckii trong da.
a)Tế bào da, b) Sợi nấm màu đen. Nuôi cấy: nuôi cấy trong môi trường
Sabouraud ở nhiệt độ 300C sau 7 - 10 ngày thấy nấm mọc. Khuẩn lạc lúc đầu có màu trắng, xám, hoặc oliu nhưng nhanh chóng chuyển sang màu xanh đen, đen,
thời gian đầu khuẩn lạc giống khuẩn lạc nấm men, sau 1 - 2 tuần có đường kính 1 - 2 cm và có dạng sợi.
ĐIỀU TRỊ
Tại chỗ có thể bôi axit salicylic 3%, cồn iod, mỡ benzosali, dung dịch natrithiosulfat 20 - 30%, Whitfield's (benzoic acid compound) hoặc imidazole hai lần ngày trong 3 - 4 tuần.
Hình 18.14: C.werneckii nuôi cấy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh