✴️ Chuyên gia giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Nội dung

1. Bệnh dịch đậu mùa khỉ là bệnh gì? 

Bệnh dịch đậu mùa khỉ do một loại virus khá tương đồng với virus có trong bệnh đậu mùa trước đây thuộc chủng Orthopoxvirus. Theo Bộ Y tế, đậu mùa khỉ có nguồn gốc đến từ Châu Phi, và do con người ngày càng có xu hướng xâm phạm sâu vào đời sống của động vật hoang dã đã mang biến chủng đậu mùa khỉ. 

Bệnh đậu mùa khỉ ở trên thế giới đang xuất hiện với hai loại biến chủng 

Bệnh đậu mùa khỉ ở trên thế giới đang xuất hiện với hai loại biến chủng

Theo ghi nhận từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính cho đến ngày 22/5/2022 đã có đến 92 ca bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca có dấu hiệu nghi nhiễm ở 12 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, WHO cũng dự báo rằng sẽ còn xuất hiện nhiều ca bệnh hơn khi phạm vi của tổ chức ngày càng được mở rộng.

 

2. Dịch bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ loại virus phổ biến rộng rãi ở Châu Phi trên những động vật có vú nhỏ như chuột, khỉ gây ra. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt và mệt mỏi. Tiếp đó, virus sẽ phát tác và lan ra các vùng đặc trưng như mặt, chân, cẳng tay. 

Những đốm nhỏ trở thành chất lỏng trong suốt, chuyển mủ rồi tạo thành một lớp vỏ, cuối cùng là khô lại và bong ra

Những đốm nhỏ trở thành chất lỏng trong suốt, chuyển mủ rồi tạo thành một lớp vỏ, cuối cùng là khô lại và bong ra

Để tìm hiểu về đậu mùa khỉ lây qua đường nào? mời bạn đọc cùng theo dõi những con đường lây truyền sau:

  • Lây truyền trực tiếp từ người sang người: việc lây lan trực tiếp giữa người với người khi hai người tiếp xúc trong một thời gian khá lâu. Virus đậu mùa khỉ có thể được lây từ những giọt bắn nhỏ khi người đối diện hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

  • Lây truyền qua những vật dụng ô nhiễm: câu trả lời cho câu hỏi đậu mùa khỉ lây qua đường nào còn đến từ việc bạn tiếp xúc với quần áo hoặc chăn gối bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh đến từ lý do này thường ít gặp.

  • Lây nhiễm từ động vật sang người: được thể hiện qua việc tiếp xúc qua dịch của cơ thể từ giọt bắn ở đường hô hấp.

 

3. Đậu mùa khỉ có nguy hiểm cho người bệnh không? 

Bệnh dịch đậu mùa khỉ có cùng họ với bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, xét về mức độ thì đậu mùa khỉ nhẹ hơn với 2 chủng phổ biến là chủng Congo và chủng tập trung chủ yếu ở Tây Phi.

Đa phần, người bệnh mắc phải đậu mùa khỉ thường là có thể khỏi bệnh từ 2 - 4 tuần. Virus của dịch bệnh mùa khỉ không lây lan nhanh bằng dịch Covid-19. Vì vậy, virus đậu mùa khỉ được đánh giá là dễ kiểm soát khi đã xác định được rõ về nguồn lây bệnh.

 

4. Một số triệu chứng thường gặp của dịch đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết rằng bệnh đậu mùa khỉ kéo dài từ 5 đến 21 ngày và được chia thành 2 giai đoạn chính sau đây:

  • Giai đoạn virus xâm nhập vào cơ thể kéo dài trong 5 ngày: người bệnh sẽ có biểu hiện như sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng và còn dẫn đến suy nhược cơ thể. Một điểm khác biệt của đậu mùa khỉ đó là sưng hạch so với những bệnh thông thường như thủy đậu, bệnh sởi, đậu mùa

  • Giai đoạn thứ hai phát ban trên da: xuất hiện triệu chứng sốt hay bị phát ban tại mặt hoặc tứ chi từ 1 đến 3 ngày. Sau đó là dát đỏ trên da (chưa nổi mẩn đỏ) đến sẩn ngứa và cuối cùng là nổi mụn nước và mưng mủ (có chứa dịch vàng).

Đậu mùa khỉ khiến vùng da bị tổn thương nặng nề

Đậu mùa khỉ khiến vùng da bị tổn thương nặng nề

Ngoài những vấn đề xoay quanh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh nhân cũng cần chú ý về khuyến cáo của Cơ quan An ninh Y tế (UKHSA), đặc biệt là đối với những đối tượng đồng tính hoặc song tính. Bởi vì trong 4 ca nhiễm xuất hiện trong thời gian gần đây là đều thuộc về nhóm cộng đồng LGBT. 

Cùng với đó, tỷ lệ bệnh nhân nam đồng tính hoặc lưỡng tính khá cao khoảng tầm 57%. Bạn nên chú ý về những dấu hiệu liên quan đến phát ban trên da hay những tổn thương nào gặp phải của đậu mùa khỉ. Mặc dù từ trước đến nay, bệnh đậu mùa khỉ không thuộc nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Những đợt gần bùng phát dịch có thể cho thấy virus đậu mùa khỉ có đặc tính này.

 

5. Biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ 

Sau khi đã có câu trả lời đậu mùa khỉ lây qua đường nào, người bệnh cần chú ý đến những khuyến cáo dưới đây của Bộ Y tế khi thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh dịch đậu mùa khỉ bằng cách sau:

  • Khi ho hoặc hắt hơi, bạn nên lấy tay che mũi và miệng hoặc dùng khăn tay để giúp giảm đi dịch tiết phát tán từ đường hô hấp. 

Rửa tay bằng xà phòng bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi

Rửa tay bằng xà phòng bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi

  • Người có dấu hiệu về phát ban cấp tính nhưng không rõ nguyên nhân hay nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến cơ sở y tế thăm khám để được theo dõi, khám chữa kịp thời.

  • Nên tránh tiếp xúc với những người bệnh đang mắc phải dịch đậu mùa khỉ cũng như những đồ dùng mà người mắc bệnh đang dùng.

  • Đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, tăng cường thể dục thể thao, lối sống lành mạnh.

  • Nếu bạn có đến những nơi đang có dịch như Trung hoặc Tây Phi thì cần tránh tiếp xúc với những loài động vật có vú như thú có túi, động vật gặm nhấm, linh trưởng có chứa mầm mống virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở lại Việt Nam, bạn cần chủ động đi khai báo y tế tại cơ sở địa phương gần nhất.

 

6. Phương pháp trị liệu đậu mùa khỉ cho bệnh nhân

Hiện nay, phương pháp giúp phòng ngừa dịch bệnh đậu mùa khỉ đang được áp dụng là cách ly đồng thời vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Bởi giới chuyên gia y tế đã nghiên cứu và cho biết chỉ sau 2 đến 4 tuần người bệnh có thể giảm nhẹ triệu đồng thời có dấu hiệu tự khỏi bệnh. 

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế để theo dõi và sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định từ bác sĩ

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế để theo dõi và sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định từ bác sĩ

Triệu chứng của dịch bệnh đậu mùa khỉ thường gây tổn hại trên da. Mặc dù bệnh còn khá mới nhưng bạn không nên chủ quan mà cần tuân theo chỉ định phòng ngừa bệnh của Bộ Y tế để bảo đảm sức khỏe an toàn cho bản thân và gia đình. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top