Vi khuẩn HP theo khoa học có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Nó là một chủng vi khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Loại vi khuẩn HP có khả năng sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc. Điển hình như môi trường dạ dày của người. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì chủng vi khuẩn HP có đến khoảng 200 loại khác nhau. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có khả năng dẫn đến chứng viêm loét dạ dày cho người bệnh. Thực tế, chỉ có một số ít loại khuẩn HP có mã gen CagA mới có thể gây ra viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng. Chứng viêm loét dạ dày có biến chứng nguy hiểm nhất của là chứng ung thư dạ dày.
Khi bị nhiễm loại vi khuẩn HP mang mã gen CagA, thì chúng sẽ tấn công mãnh liệt vào dạ dày của người. Từ đó gây ra những rối loạn trong tiêu hóa, cũng như làm hại niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP lại không phải nguyên nhân gây ra những cơn đau dạ dày khi chúng xâm nhập. Quá trình phá hủy diễn ra trong nhiều năm liên tiếp ở niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Khi vi khuẩn HP dạ dày tấn công vào cơ thể mà không phát hiện kịp thời. Đồng thời không có biện pháp can thiệp và điều trị thì sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về lâu dài.
Vi khuẩn HP có thể làm mất đi lớp lót bảo vệ khi tấn công niêm mạc của dạ dày và ruột non. Từ đó sẽ dẫn tới xuất hiện nhiều vết loét. Ngoài ra nó còn có thể gây kích ứng ở lớp niêm mạc gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng cách là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh ung thư dạ dày. Trong khi đó sự góp mặt của vi khuẩn HP lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Như vậy có thể hiểu vi khuẩn HP chính là một nhân tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư dạ dày.
Khi bị nhiễm HP dạ dày, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt mọi hoạt động hàng ngày như bình thường. Đặc biệt là không có triệu chứng khác thường nào xuất hiện. Tuy nhiên có một số bệnh nhân sẽ có thể gặp phải các dấu hiệu đặc trưng của loét dạ dày như
– Xuất hiện đau bụng, buồn nôn
– Chán ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến sụt cân
– Đầy hơi, ợ nóng
– Hôi miệng
Nếu bị nhiễm HP kéo dài lâu ngày thì các dấu hiệu của bệnh nhân sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Điển hình như các triệu chứng:
– Các cơn đau bụng dữ dội
– Khi ăn bị khó nuốt
– Đi ngoài có lẫn máu trong phân
– Phân màu đen
– Thường nôn ra máu
Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu trên thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Mục đích để được các bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh biến chứng của bệnh thêm nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
HP là loại vi khuẩn gây bệnh và có thể lây từ người này sang người khác. Các con đường lan truyền có thể thông qua nhiều đường lây khác nhau.
Miệng chính là đường lây chủ yếu của vi khuẩn HP. Khi 1 người tiếp xúc với nước bọt hay dịch dạ dày của người bệnh thì tỉ lệ bị lây nhiễm rất cao. Vậy nên, nếu có một người trong gia đình bị nhiễm HP thì các thành viên khác cũng có khả năng cao sẽ mắc bệnh.
HP có thể xuất hiện ở phân khi bị đào thải ra ngoài môi trường. Rất dễ nhiễm khuẩn vào các đồ ăn thức uống và nếu bị phát tán sẽ lan truyền rất nhanh. Vậy nên chúng ta cần thiết lập thói quen ăn sạch, uống sạch. Cũng như việc rửa tay trước khi ăn cũng giúp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Từ đó có thể đề phòng tình trạng nhiễm khuẩn một cách tốt nhất.
Khi nhiễm HP thì có thể dẫn đến các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, nôn,… Đặc biệt là ở những bệnh nhân có tình trạng trào ngược dạ dày. Vì khi đó vi khuẩn HP rất dễ lẫn với dịch dạ dày và trào lên miệng.
Ở trường hợp này, nếu khi người bệnh đi nội soi dạ dày mà các dụng cụ không được hấp sấy và tiệt trùng đúng cách sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự truyền nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, công tác vô khuẩn ở bệnh viện cần được làm nghiên túc và đảm bảo đúng quy trình nghiêm ngặt để tránh tình trạng lây chéo từ người này qua người khác. Người bệnh cũng nên thực hiện nội soi dạ dày ở những cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Vi khuẩn Hp là bệnh tồn tại suốt đời trong cơ thể con người. Cũng có những trường hợp bị nhiễm mà không gây ra bất kỳ một triệu chứng đặc trưng nào do đó rất khó phát hiện. Chỉ đến khi lượng vi khuẩn tăng quá mức, dẫn tới một số tổn thương trực tiếp tại đường tiêu hóa mới phát hiện ra.
Việc điều trị HP thông thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Các quá trình điều trị sẽ kéo dài liên tiếp trong khoảng 4-8 tuần để chữa khỏi hoàn toàn. tuy nihene đây lại là loại vi khuẩn rất dễ kháng thuốc. Vậy nên việc điều trị có thành công hay không, thời gian điều trị kéo dài hay không thì phụ thuộc nhiều vào phác đồ điều trị cũng như lối sống của từng bệnh nhân.
Sau khi dừng sử dụng thuốc, các bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn cần tiến hành kiểm tra hơi thở. Mục đích của việc này là xem có còn vi khuẩn HP còn tồn tại trong cơ thể nữa hay không. Nếu vẫn còn dấu hiện tồn tại của vi khuẩn thì bác sĩ sẽ tiếp tục áp dụng phác đồ điều trị mới với việc kết hợp với các loại thuốc kháng sinh đặc biệt hơn.
Vi khuẩn HP là một loại có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm. Nhưng nếu có các biện pháp phòng tránh đúng cách thì chúng ta hoàn toàn bảo vệ được sức khỏe và có cuộc sống vui tươi mà phải không lo đến sự tấn công của vi khuẩn HP. Những biện pháp phòng tránh vi khuẩn hiệu quả thường được sử dụng như:
– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Tích cực bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, trái cây, uống nhiều nước trong ngày, tăng cường nhiều rau xanh. Đồng thời duy trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của bản thân.
– Thực hiện đúng các nguyên tắc ăn chín uống sôi, sử dụng sản phẩm, thực phẩm sạch. Việc này giúp ngăn chặn các vi khuẩn lây truyền qua đường miệng một cách hiệu quả. Ngoài ra cần lưu ý hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ như đồ ăn, chiên xào.
– Lưu ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sau mỗi lần đại tiện, tắm rửa hàng ngày, trước khi sử dụng đồ ăn.
Vi khuẩn HP là bệnh gì, có lây không? Qua bài viết trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đó. Vậy nên hãy chủ động chăm sóc và giữ gìn sức khỏe của bản thân để phòng tránh các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn HP.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh