✴️ Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết

Nội dung

1. Những ai có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức mỏi vùng cổ vai, cánh tay

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức mỏi vùng cổ vai, cánh tay

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tính chất công việc phải cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ với cường độ lao động cao, những người làm nông nghiệp với công việc cấy, gặt;  diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng,…
Yếu tố gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, những người có người thân từng mắc căn bệnh có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Người cao tuổi (do quá trình lão hóa  của xương khớp), những người hút thuốc lá,  phụ nữ tuổi mãn kinh, …

2. Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. chỉ khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy (đôi khi làm nhức đầu), khó xoay đầu và cổ, triệu chứng đau có thể lan sang 1 hoặc 2 vai, đau lan 1 hoặc 2 tay, gây tê và giảm cảm giác các ngón tay. Nặng hơn, người bệnh thường xuyên đau nhức mỏi vùng cổ vai, hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, …

3. Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ nếu bệnh nặng có thể dẫn tới các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay; gây chèn ép động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; thậm chí chèn ép tủy gây đau tứ chi, đi lại khó khăn, có thể liệt không vận động được.

Thoái hóa đốt sống cổ tỏ ra nguy hiểm hơn vùng thắt lưng

Thoái hóa đốt sống cổ tỏ ra nguy hiểm hơn vùng thắt lưng

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ gây hội chứng tủy khiến người bệnh đi không vững, cảm giác tê buốt ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt chân hoặc tay; đi bộ khó khăn; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng…

4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Chụp Xquang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), đo mật độ xương (độ loãng xương),…là những phương pháp chẩn đoán bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ cần dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh,có thể điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.
Đối với những trường hợp điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật.

5. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Khám chuyên khoa cơ xương khớp là cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng của bệnh

Khám chuyên khoa cơ xương khớp là cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng của bệnh

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ hoặc làm chậm sự tiến triển tiếp tục của thoái hóa cột sống cổ cần:

  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch. Giữ tư thế đầu-cổ luôn thẳng khi làm việc.

  • Không hút thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia,…

  • Cần luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp luyện tập.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

  • Đo mật độ xương để tầm soát bệnh loãng xương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top