✴️ Những điều cần biết về viêm phúc mạc

Phúc mạc là gì?

Khoang bụng chứa các cơ quan chính của hệ tiêu hóa như dạ dày và ruột. Ngoài ra cũng chứa các cơ quan khác như ganthận.

Phúc mạc là một màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể. Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông. Phúc mạc xếp dọc theo thành bụng nhưng cũng hình thành các nếp gấp đi vào bên trong. Bằng cách gấp lại, phúc mạc lót giữa các cơ quan tạo một màng bảo vệ, giảm ma sát.

Triệu chứng

Viêm phúc mạc cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Triệu chứng chính là đau bụng đột ngột, dữ dội và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Một số ảnh hưởng của viêm phúc mạc có liên quan đến các tác động nghiêm trọng trong cơ thể như mất nước và sốc. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sốt;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Ăn mất ngon;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Không thể “xì hơi”, gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.

Bụng chướng

Bụng chướng cũng là triệu chứng của viêm phúc mạc. Khi vỡ gây viêm phúc mạc, dịch lấp đầy khoang bụng và ruột, dẫn đến mất dịch từ phần còn lại của cơ thể.

Khi bệnh gan là nguyên nhân gây viêm phúc mạc, bụng chướng có thể xảy ra vì một lý do khác xảy ra mà không có nguyên nhân gây thủng trong các loại viêm phúc mạc khác. Tình trạng này được biết đến viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát.

Dạng viêm phúc mạc này có các triệu chứng khác nhau. Khó chịu là triệu chứng chính của viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát và do áp lực của dịch báng tăng lên. Đối với những người mắc bệnh gan cổ trướng bị nhiễm trùng có xuất hiện các cơn đau từ nhẹ đến trung bình và thường không nghiêm trọng.

Biến chứng

Nếu không điều trị kịp thời, viêm phúc mạc có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng huyếtsốc nhiễm trùng. Do đó, tình trạng này có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm phúc mạc

Nhiễm trùng thứ phát gây ra hầu hết các trường hợp viêm phúc mạc và một số ít trường hợp là nhiễm trùng nguyên phát ở phúc mạc.

Một tổn thương trong ruột thường là nguyên nhân gây viêm phúc mạc ví dụ như ruột thừa vỡ hoặc thủng do loét dạ dày nghiêm trọng.

Những người đang chạy thận nhân tạo bằng phương pháp trao đổi dịch màng bụng cũng có thể bị nhiễm trùng. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Viêm tụy;
  • Viêm ruột do các tình trạng như bệnh Crohn;
  • Viêm túi thừa, hoặc viêm túi trong thành ruột lớn;
  • Chấn thương gây chấn thương bụng, như vết thương do dao hoặc súng.

Viêm phúc mạc có thể xảy ra với những người có dịch dư thừa trong bụng do bệnh mãn tính đặc biệt là bệnh gan. Ngoài ra, phúc mạc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư.

          các triệu chứng của viêm phúc mạc

Chẩn đoán viêm phúc mạc

Những người nghi ngờ viêm phúc mạc nên đến bác sĩ để chẩn đoán càng sớm càng tốt. Việc khai báo đúng các triệu chứng có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác

Người bị viêm phúc mạc có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nhưng bác sĩ có thể phát hiện tình trạng trước khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Trong quá trình lọc màng bụng cho bệnh thận, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng qua thành bụng. Các bác sĩ sẽ theo dõi sự xuất hiện và có thể chẩn đoán và điều trị viêm phúc mạc ngay lập tức nếu chất dịch này bị đục.

Đối với bất kỳ trường hợp nghi ngờ viêm phúc mạc, bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu bằng cách tiến hành kiểm tra bụng. Các kỹ thuật chuyên sâu hơn được thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng bao gồm:

  • Mẫu máu để xác nhận phản ứng miễn dịch;
  • Mẫu máu để kiểm tra các biến chứng vi khuẩn rộng hơn;
  • Chụp X-quang hoặc siêu âm để giúp xác định vị trí vỡ trong ruột;
  • Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn.

Chọc hút

Một thủ thuật chẩn đoán khác là chọc hút bằng cách lấy chất dịch trực tiếp từ bụng để kiểm tra nhiễm trùng.

Chất dịch dư thừa trong bụng có thể lấp đầy khoang bụng giữa các cơ quan. Tình trạng này được gọi là cổ trướng, và chất dịch được gọi là chất dịch cổ trướng.

Xét nghiệm bao gồm gửi mẫu chất dịch để phân tích số lượng bạch cầu và hóa sinh. Phòng xét nghiệm cũng có thể tìm kiếm hoặc nuôi cấy các vi khuẩn khác dưới kính hiển vi. Không phải tất cả các trường hợp viêm phúc mạc cần phải đặt nội soi.

Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát được tìm thấy ở khoảng 20% những người nhập viện với cổ trướng vì bệnh xơ gan.

Điều trị viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc được xem là một tình trạng cấp cứu và cần được tiến hành điều trị tại bệnh viện. Các lựa chọn điều trị sẽ bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Chúng có thể được đưa trực tiếp vào máu bằng cách tiêm tĩnh mạch (IV). Thông thường bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh đa năng trước khi chờ xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm phúc mạc. Nếu các loại thuốc kháng sinh phổ rộng không có tác dụng mong muốn, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhắm đích cụ thể hơn.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật trong trường hợp trong một số nguyên nhân.
  • Các liệu pháp hỗ trợ rộng hơn: Những liệu pháp này có thể bao gồm từ hỗ trợ sinh hoạt đến hỗ trợ chế độ ăn uống.

Phòng ngừa

Viêm phúc mạc không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được và tình trạng này có thể xảy ra mà không có các triệu chứng báo trước.

Vệ sinh cá nhân tốt là điều rất quan trọng đặc biệt đúng đối với những người mắc bệnh thận đang tiến hành phương pháp lọc màng bụng. Viêm phúc mạc có thể gây ra theo cách này, vì vậy các chế phẩm vệ sinh trước khi lọc máu cần được đảm bảo để ngăn ngừa viêm phúc mạc.

Điều trị nhanh chóng có thể giúp ngăn ngừa một số trường hợp viêm phúc mạc tiềm ẩn. Nếu thủng ruột hoặc vỡ ruột là nguyên nhân, can thiệp nhanh chóng có thể ngăn chặn tình trạng phát triển.

Trong tất cả các trườngng hợp, cần liên hệ các cơ sở y tế gần nhất nếu bắt đầu có triệu chứng đau bụng dữ dội.

Xem thêm: Nội soi khoang bụng

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top