Bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra. Trong đó, nhóm EV71 nguy hiểm nhất vì có nhiều biến chứng nặng, gây tử vong cao. Tuy nhiên, siêu vi bệnh tay chân miệng dễ bị tiêu diệt.
Bệnh tay chân miệng có khả năng lây nhiễm cao.
Hịện nay chưa có thuốc tiêm chủng phòng ngừa.
I. Đường lây truyền
Do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở mũi, họng, nước bọt, bóng nước vỡ, phân của bệnh nhân trên các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà.
Lây qua đường hô hấp: Khi hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ làm vi-rut lây lan từ người sang người.
Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày.
Thời kỳ lây truyền: vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng.
II. Triệu chứng
Sốt
Nỗi bóng nước tại lòng bàn tay, chân, mông, gối và quanh miệng
Nỗi bóng nước trong miệng
Dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
III. Phòng bệnh
Rửa tay với xà phòng làm giảm yếu tố gây bệnh từ các mầm bệnh hiện diện trên bàn tay
1. Rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ
Trước | Sau | |
|
|
2. Rửa đồ chơi, lau sàn nhà
Rửa đồ chơi bằng nước và xà phòng
Lau sàn, bàn ghế, thành, tay nắm vịnh cầu thang, lang cang bằng xà phòng hoặc hóa chất lau sàn (pha theo hướng dẫn nhà sản xuất)
3. Cách ly khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Cách ly trẻ bệnh tại nhà để theo dõi chăm sóc và hạn chế lây lan.
Không đến nhà trẻ, trường học, khu vui chơi trong ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh