Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người ngại tiếp xúc với người khác. Vì thế, đôi khi chính những điều xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
Nhiều bệnh nhân đã từng trải qua căn bệnh này cho biết, họ thường có triệu chứng như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
Một trong những lời nói dối mà những người mắc bệnh trầm cảm hay nói nhất đó là họ luôn bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân. Vì vậy, họ sẽ càng không dám “làm phiền” những người xung quanh nữa.
Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người mắc bệnh trầm cảm ăn rất ít, tuy nhiên đôi khi lại “ăn như chưa bao giờ được ăn”. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống nghèo nàn – chỉ ăn những món mình thích khiến người mắc chứng bệnh này ngày một nặng thêm.
Vì luôn có cảm giác mình bị bỏ rơi, lạc lõng nên người mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, khó chịu cũng được coi là một trong những triệu chứng của bệnh lý trầm cảm khi không nhận được đủ sự chú ý của mọi người xung quanh. Gắt gỏng, cáu gắt là biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần. Biểu hiện của bệnh thường đi liền với các cơn hoảng loạn, suy nghĩ lung tung, bị ám ảnh xã hội. Đầu óc của người bệnh thường “trống rỗng”, khó tập trung, do dự, không muốn quyết định bất cứ điều gì.
Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân và cho rằng mình là người “vô dụng”.
Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt tuy nhiên khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
Vì ở trạng thái quá mệt mỏi nên bạn dường như không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Phần cảm xúc ở những người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên bị tê liệt, họ cảm thấy trống rỗng và vô cảm với mọi thứ xung quanh.
Những người mắc chứng trầm cảm thường không thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Cho dù họ đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn… với họ, tất cả đều không có gì thú vị.
Một số nghiên cứ chỉ ra rằng, người mắc bệnh trầm cảm luôn có những giấc mơ lạ lùng. Giấc mơ đơn giản chỉ là để hoàn thành những điều người đó mong muốn khi họ chưa mắc bệnh mà thôi.
Việc phải đối mặt với chính mình, nhìn những hình ảnh nhàm chán đến phát ngán mỗi ngày chỉ khiến những người mắc chứng trầm cảm suy sụp hơn. Vì vậy họ luôn tránh nhìn vào gương vì với họ người trong gương chính là kẻ thù “không đội trời chung” với họ.
Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì cho rằng mình vô dụng, không đáng để sống và luôn muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh