KHÁI NIỆM
Bỏng do vôi tôi nóng là bỏng do tiếp xúc với vôi tôi còn nóng. Tổn thương bỏng do 2 yếu tố: nhiệt độ của phản ứng tôi vôi (1500 C) và kiềm do Ca(OH)2 (pH = 13,1). Vôi sẽ tạo thành mảng bám dính vào da gây khó rửa, thậm chí tới ngày thứ 3 vôi vẫn phát huy tác dụng gây bỏng.
Công tác sơ cấp cứu bỏng vôi nói riêng, bỏng do kiềm nói chung về cơ bản cũng bao gồm các bước như bỏng nhiệt, tuy nhiên cần thêm động tác trung hòa sau khi đã ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch.
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bỏng do vôi tôi nóng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có.
CHUẨN BỊ
Người bệnh
Được giải thích mục đích của ngâm rửa và đề nghị hợp tác
Dụng cụ, trang bị
Dụng cụ thay băng
Dung dịch amoni clorua 5- 10%
Dung dịch trung hoà: các acid nhẹ: acid boric 3-5%, acid lactic 3-5%, nước dấm ăn ( acid acetic 0,5-6% ), nước đường 20%.
Dung dịch rửa vết thương: Nước muối sinh lý 0,9%
Người thực hiện
Tại hiện trường, người tham gia cấp cứu có thể là tình nguyện viên, hội viên hội chữ thập đỏ…, hoặc chính người bệnh.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sơ cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn
Bước 1: nhanh chóng cứu người bệnh ra khỏi hố vôi
Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi tiếp xúc với vôi tôi nóng. Cởi bỏ quần áo còn dính vôi, loại bỏ vôi cục bám dính trên cơ thể.
Bước 2: Đánh giá nhanh chóng và duy trì các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn (đề phòng sặc vôi vào phổi, trụy mạch do bỏng rộng...).
Với bỏng do vôi bột: cần lau sạch vôi bám.
Bước 3: Ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch càng sớm càng tốt
Ngâm rửa kết hợp với gắp bỏ những mẩu hóa chất, dị vật đất cát.. còn bám lại. Thời gian ngâm rửa thường kéo dài hơn so với bỏng nhiệt.
Bước 4: Trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ.
Thao tác này chỉ tiến hành sau khi đã ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch. Nếu có thể vận chuyển sớm người bệnh tới cơ sở y tế thì không cần tiến hành thao tác này (ưu tiên động tác ngâm rửa, việc trung hòa dành cho tuyến y tế cơ sở) mà thực hiện ngay những thao tác tiếp theo.
Bước 5: Che phủ tạm thời vết bỏng
Có thể dùng vật liệu sạch để che phủ vết bỏng, sau đó băng ép nhẹ vùng bỏng. Vẫn tiếp tục tưới rửa nước sạch lên vùng bỏng
Bước 6: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng.
Bù nước điện giải bằng đường uống (uống oréol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước khoáng…
Ủ ấm
Giảm đau cho người bệnh (nếu có thể) bằng các thuốc giảm đau toàn thân.
Bước 6: Vận chuyển nạn nhân dến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu thời gian vận chuyển kéo dài, có thể tiếp tục tưới rửa vùng bỏng
Tại cơ sở điều trị
Vô cảm: tiêm thuốc giảm đau hoặc gây mê (theo quy trình riêng).
Nhanh chóng đánh giá tổn thương toàn thân (lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp...). Tiến hành cấp cứu như suy hô hấp, suy tuàn hoàn.
Thay băng xử trí kỳ đầu
Tính diện tích bỏng, chẩn đoán độ sâu.
Xử trí tại chỗ vết bỏng lần đầu:
Tiếp tục ngâm rửa nếu người bệnh đén sớm trong vòng 1 giờ sau bỏng.
Rửa da lành xung quanh vết bỏng bằng nước đun sôi để nguội, bằng nước xà phòng.
Rửa vết bỏng bằng nước xà phòng 5% làm sạch các vết bỏng.
Cắt mô hoại tử bong rời, cắt bỏ vòm nốt phồng, lấy bỏ dị vật.
Rửa dung dịch NaCl 0,9%. Sát khuẩn bằng dung dịch PVP, berberin...
Thấm khô
Đắp gạc tẩm các dung dịch trung hoà:; dung dịch acid boric 3%, acid acetic 0,5-6%, nước đường 20% hoặc mật ong... nếu có điều kiện: dùng dung dịch đệm natri citrat, đệm phosphat
Đắp gạc hút, băng ép vừa chặt
Thay băng hàng ngày: Có thể sử dụng các thuốc kháng khuẩn; các thuốc giúp chuyển hoại tử ướt thành hoại tử khô. Lưu ý vết thương bỏng do vôi tôi thường hoại tử ướt, tiết dịch nhiều, dễ nhiễm khuẩn gram âm (trực khuẩn mủ xanh…). Thuốc tại chỗ hay dùng với vết bỏng vôi là maduxin.
Cắt bỏ hoại tử sớm để hạn chế nhiễm khuẩn nhiễm độc khi có bỏng sâu.
Toàn thân
Chống sốc bỏng, chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc bằng bù dịch, lợi tiểu; kháng sinh toàn thân; nuôi dưỡng tốt.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi tình trạng toàn thân
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu theo giờ, theo 24 giờ.
Tình trạng nhiễm độc cấp ở người bệnh bỏng vôi (sốt cao, rối loạn tinh thần…): giải độc, lợi niệu.
Tại chỗ
Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mủ xanh: dùng thuốc làm khô hoại tử, cắt hoại tử sớm, chống nhiễm khuẩn tại chỗ…
Tình trạng chèn ép kiểu ga rô do bỏng sâu chi thể: rạch hoại tử giải phóng chèn ép
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh