1. Định nghĩa
Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực trong đó có mất sự liên tục của da thành ngực.
2. Nguyên nhân:
– Vết thương ngực do hoả khí: do đạn thẳng,mảnh pháo…
– Vết thương ngực không do hoả khí: do vật nhọn đâm…
3. Phân loại:
– Vết Thương Thành Ngực: Không làm thủng lá thành màng phổi.
– Vết Thương Thấu Ngực: Làm thủng lá thành màng phổi.
4. Nhận biết các loại vết thương ngực:
– Vết thương thành ngực: độ sâu vết thương không tới lá thành màng phổi.
– Vết thương ngực kín: miệng vết thương thường nhỏ. Đường ống vết thương đã được bịt kín lại nhờ tổ chức phần mềm của thành ngực, không có hiện tượng không khí ra vào qua lỗ vết thương. Có thể sờ thấy dấu hiệu “lép bép” do tràn khí dưới da quanh vết thương và vùng ngực,cổ.
– Vết thương ngực hở: tại chỗ vết thương thấy có tiếng “phì phò” và sùi bọt máu theo nhịp thở của bệnh nhân.
– Vết thương ngực van: khi bệnh nhân hít vào thì thấy tiếng rít của không khí vào màng phổi qua lỗ vết thương ở thành ngực (van ngoài) hay nghe thấy trên phổi bằng ống nghe (van trong). Khi thở ra không thấy hiện tượng đó
5. Sơ cứu tùy loại tổn thương:
– Khi nhìn thấy có dị vật còn cắm vào ngực nạn nhân,TUYỆT ĐỐI không được làm mọi cách rút ra,có thể gây chảy máu trầm trọng,tử vong nhanh chóng.
– Giữ nguyên cả dị vật nhanh chóng đưa nạn nhân đến Bệnh viện gần nhất.
5.1. Vết thương thành ngực:
– Vết thương nhỏ: chỉ cần băng vô khuẩn, không cần cắt lọc .
– Vết thương lớn, có nhiều tổ chức giập nát: mổ cắt lọc, cầm máu, lấy dị vật, khâu lại phần mềm (tránh làm rách màng phổi khi cắt lọc).
5.2. Vết thương tràn khí màng phổi kín:
– Xử lý vết thương như trong vết thương thành ngực nói chung.
– Xử trí Tràn khí màng phổi và Tràn dịch màng phổi: mục đích là hút sạch dịch và khí đồng thời làm phổi nở ra hoàn toàn.
5.3. Vết thương tràn khí màng phổi hở
Cấp cứu tại chỗ: Bằng mọi cách (dùng ngón tay, đệm gạc… hay các vật dụng tại chỗ khác) bịt kín ngay lỗ vết thương thành ngực để biến vết thương tràn khí màng phổi mở thành vết thương tràn khí màng phổi kín.
5.4. Vết thương tràn khí màng phổi van:
Cấp cứu tại chỗ: phải giảm áp ngay khoang màng phổi bằng cắm một kim to (tốt nhất là kim có van thoát khí ra theo một chiều) vào khoang màng phổi qua khe liên sườn 2 trên đường giữa đòn. Đồng thời nếu là tràn khí do van ngoài thì phải tìm cách bịt kín ngay lỗ van đó lại để biến nó thành vết thương ngực kín.
6. Theo dõi nạn nhân
Trong khi chờ đội cấp cứu đến, hãy tiếp tục theo dõi đường thở, sự hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân. Tìm kiếm và điều trị các triệu chứng sốc. Các triệu chứng của sốc bao gồm da lạnh, xanh xao, mạch nhanh hoặc thở nhanh, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu, và tăng lo lắng hoặc kích động.
Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân có thể bị sốc, hãy nới lỏng quần áo chật và ủ ấm cho nạn nhân. Cố gắng để nạn nhân nằm yên. Nếu có thể hãy nâng cao hai chân nạn nhân lê cao để máu lưu thông về tim dễ hơn.
Nếu nạn nhân có thay đổi ý thức, bạn cần nhanh chóng hành động. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn. Không đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng chấn thương tủy sống và cột sống cổ kèm theo. Theo dõi nhịp thở của người đó.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở, đặt nạn nhân nằm ngửa và thực hiện hồi sức tim phổi.
Theo dõi và ghi lại dấu hiệu quan trọng của nạn nhân — mức độ ý thức, nhịp thở và mạch/nhịp tim—cho đến khi trợ giúp khẩn cấp đến.
Xem thêm: Phẫu thuật điều trị vết thương ngực – bụng qua đường ngực
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh