Bệnh vảy nến là một tình trạng da phổ biến gây ra các mảng da đỏ bị viêm với vảy trắng bạc, có thể xuất hiện tại bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường ở khuỷu tay và đầu gối. Bệnh này thường có yếu tố di truyền nhưng không lây nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi 30.
Tốc độ thay da ở những người bị vảy nến thường cao hơn bình thường, dẫn đến da chết tích tụ trên bề mặt nhiều hơn, tạo thành các vảy da. Các tác nhân gây bệnh vảy nến bao gồm:
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị bệnh vảy nến, nhưng có nhiều sự lựa chọn về điều trị và thay đổi lối sống để giúp kiểm soát tình trạng ở một mức độ nhất định.
Đi khám da liễu
Điều đầu tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ da liễu. Tuy bệnh vảy nến không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có vô số lựa chọn điều trị giúp kiểm soát bệnh và cải thiện triệu chứng.
Một vài phương pháp điều trị hiện nay bao gồm sử dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid, liệu pháp UV và các liệu pháp sinh học tân tiến như Enbrel.
Tránh các sản phẩm dễ gây kích ứng da
Một số sản phẩm có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn vì vậy nên tránh các sản phẩm này. Các thành phần có chứa cồn hoặc axit (glycolic, salicylic và axit lactic) thường thấy trong xà phòng, kem dưỡng ẩm và chất khử mùi, có thể gây kích ứng và viêm.
Ghi chép và theo dõi bệnh vảy nến
Ghi chép và theo dõi bệnh hàng ngày có thể hữu ích trong việc theo dõi những đợt bùng phát bệnh. Mức độ căng thẳng, chế độ ăn uống, tập thể dục, các sản phẩm dưỡng da, thuốc, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ngủ nghỉ và việc cung cấp đủ nước cho cơ thể đều đóng vai trò nhất định. Việc ghi chép và theo dõi này sẽ giúp ích khi bạn đến gặp bác sĩ da liễu, giúp bạn hiểu rõ hơn và kiểm soát được tình trạng này.
Giảm căng thẳng
Stress là một yếu tố phổ biến có thể làm làm khởi phát bệnh vảy nến. Thiền, yoga, châm cứu và tập thể dục đều là những cách hiệu quả để giúp giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, hãy cố gắng đảm bảo bạn ngủ đủ giấc.
Chế độ ăn uống có thể tác động đến bệnh vảy nến
Một chế độ ăn uống đầy đủ bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa đơn có thể giúp hạn chế tình trạng bệnh.
Đối với một số bệnh nhân, thực phẩm bổ sung có chứa axit béo omega 3 như dầu cá và dầu hạt lanh cũng có thể có ích, nhưng hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì loại thực phẩm bổ sung nào vào chế độ ăn uống của bạn.
Hút thuốc và bệnh vảy nến
Cả hút thuốc và lạm dụng rượu bia có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn đáng kể, vì vậy đây chính là thời điểm thích hợp để bỏ thuốc lá.
Giữ ẩm để điều trị bệnh vẩy nến
Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp ngăn ngừa các mảng vảy nến mới hình thành và có thể giảm ngứa.
Tia cực tím
Sử dụng tia cực tím có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến, tuy nhiên nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến da và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da và hãy trao đổi với chuyên gia về khả năng điều trị bằng tia cực tím tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh