Tình trạng viêm nhiễm của các nhu mô phổi hiện nay sẽ bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, các tổ chức liên kết khe kẽ và viêm các tiểu phế nang tận cùng. Đặc trưng quan sát được từ các tổn thương giải phẫu trên kính hiển vi hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh là khối đông đặc của các nhu mô.
Các bệnh lý ở đường hô hấp, nhất là tình trạng viêm nhiễm do nhiều tác nhân được xem là yếu tố hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh hiện nay. Mặc dù đã có rất nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhưng viêm nhiễm phổi cấp tính vẫn để lại biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ chết ở bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Mỗi năm, theo thống kê, ở Mỹ có tới 2 - 3 triệu ca bệnh tử vong do vấn đề viêm phổi cấp tính. Tại Nhật Bản, các vấn đề viêm nhiễm tại phổi do bất kỳ yếu tố nào đều được xếp thứ tư về nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Viêm phổi là một trong những tình trạng nhiễm trùng cơ quan nội tại dưới sự tác động của một yếu tố nào đó. Sau khi tấn công cơ thể, tác nhân gây bệnh sẽ gây tổn thương túi khí (phế nang) và nhu mô phổi dẫn đến hiện tượng tích tụ dịch lỏng. Bệnh có thể xảy ra riêng lẻ ở thùy trái, thùy phải hoặc đồng thời cả hai bên. Dịch lỏng và các sản phẩm phân hủy của phản ứng viêm sẽ làm tắc nghẽn các túi khí. Điều này khiến cho quá trình trao đổi oxy của phế nang bị cản trở, cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các hoạt động bình thường.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ nhóm đối tượng nào, tuy nhiên, những trường hợp có hệ miễn dịch yếu như trẻ em và người già, người mắc bệnh lý nền sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn. Tình trạng viêm nhiễm ở phổi được phân thành nhiều loại khác nhau, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự dao động từ nhẹ cho đến nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành quá trình viêm nhiễm xảy ra ở phổi. Mỗi nguyên nhân đều có sự tác động khác nhau đến cơ thể và từ đó triệu chứng viêm phổi cũng sẽ thay đổi. Các tác nhân gây ra hiện tượng viêm ở phổi được phân tích cụ thể như sau:
Virus là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý, trong đó viêm phổi là trường hợp không phải ngoại lệ. So với các yếu tố gây bệnh khác, quá trình viêm do virus xảy ra chậm hơn và ít chuyển hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê, có khoảng gần 50% số trường hợp mắc bệnh do virus gây ra và triệu chứng viêm phổi trong trường hợp này tương tự cảm cúm thông thường.
Chính vì điều này mà nhiều người hay nhầm lẫn tình trạng viêm nhiễm phổi do virus với cúm dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả và mất nhiều thời gian. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh do virus sẽ tăng khả năng bội nhiễm vi khuẩn khiến quá trình viêm tiến triển nặng hơn.
Vi khuẩn gây viêm phổi có khả năng tiến triển bệnh nhanh hơn với triệu chứng ở mức độ nặng hơn so với virus. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ di chuyển đến các thùy phổi, khu trú ở đây và bắt đầu quá trình phát triển, nhân lên và gây bệnh lý.
Nếu người vô tình hít phải những hạt nước bọt trong không khí của các bệnh nhân ho ra có chứa Mycoplasma Pneumoniae sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phổi. Thông thường, Mycoplasma không gây viêm nhiễm quá nặng nhưng lại có khả năng lây lan nhanh chóng giữa người với người.
Bên cạnh đó, các loại phế cầu khuẩn Gram dương là căn nguyên phổ biến dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phổi bao gồm: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Klebsiella Pneumoniae, Legionella Pneumophila. Chlamydia Pneumoniae,...
Một trong những nguyên nhân gây viêm phổi cấp ở người dù ít gặp nhưng không thể bỏ qua là nấm. Người có khả năng nhiễm nấm qua tiếp xúc hoặc hít phải mầm bệnh từ ngoài môi trường. Những đối tượng bị bệnh bạch cầu, ghép tủy, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, Corticosteroid trong thời gian dài,... sẽ có nguy cơ cao bị viêm phổi do nấm và có khả năng nhiễm toàn thân.
Những điều kiện thuận lợi để tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển, xâm nhập và gây hại cho các cơ quan đường hô hấp bao gồm:
Tất cả các tác nhân gây ra bệnh viêm phổi đều có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như sau:
Bất kể một tác nhân gây bệnh nào khi có sự tấn công vào phổi, phản xạ đầu tiên là nắp thanh quản đóng lại. Các tế bào hình trụ trên lớp niêm mạc từ thanh quản cho đến các tiểu phế nang tận cùng sẽ tiết chất nhầy kết dính để đẩy vật lạ đến phế nang lớn. Do đó, những vấn đề ở phổi thường sẽ tạo nên phản xạ ho, đây chính là cách cơ thể tống vật lạ ra ngoài.
Những người có hệ miễn dịch suy giảm, nghiện rượu, thuốc lá, thiếu máu, thiếu oxy, rối loạn các tế bào thực bào bẩm sinh sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ ở phổi suy yếu. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các loại tác nhân gây viêm di chuyển đến phổi và dẫn đến bệnh lý.
Tùy vào dịch tễ mắc hay nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân chia tình trạng viêm ở phổi thành các dạng khác nhau. Mỗi cách chia đều có mục đích riêng nhưng đều hướng tới các tiêu chí để phòng và chữa trị triệt để, mang lại cuộc sống bình thường người bệnh. Có thể dựa vào những nguyên nhân dẫn đến bệnh nói trên để phân loại hoặc chia tình trạng viêm nhiễm ở phổi theo dịch tễ như sau:
Tình trạng viêm nhiễm phổi cộng động xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn, virus hay tác nhân khác. Hiện tượng này xảy ra nhiều và thường gặp nhất ở nhóm trẻ em do tiếp xúc, hít phải thực phẩm, dịch tiết hay chất thải từ đối tượng mắc bệnh khác.
Đối với hiện tượng viêm nhiễm phổi bệnh viện xuất hiện ở những đối tượng có triệu chứng sau khi đã nhập viện trong khoảng thời gian 48 giờ. Mặc dù trước khi được chỉ định điều trị nội trú, người bệnh hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện nào liên quan. Việc điều trị bệnh nhân trong các trường hợp này sẽ có nhiều khó khăn hơn do cơ thể có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc, kháng sinh.
Người thở máy, thông khí quản hay mắc bệnh suy giảm miễn dịch sẽ có thể dẫn đến viêm 1 thùy phổi hoặc viêm toàn bộ phổi do khả năng tự bảo vệ yếu.
Tùy vào các tổn thương ở thùy phổi hay dạng phế quản phế viêm mà giải phẫu mô bệnh học có thể quan sát thấy các biểu hiện khác nhau.
Tình trạng viêm thùy phổi tiến triển theo từng giai đoạn và có thể quan sát được các tổn thương giải phẫu bao gồm:
Quá trình viêm tạo ra các tổn thương và dẫn đến hiện tượng xung huyết. Các mạch máu ở phổi giãn rộng, hồng cầu thoát ra ngoài, các bạch cầu tơ huyết di chuyển vào phế nang để thực hiện chức năng đại thực bào.
Sau khi bệnh khởi phát khoảng 2 ngày, các thùy phổi và nhu mô bị tổn thương sẽ có máu đỏ giống như gan. Ngoài ra, với phổi bình thường sẽ nổi khi thả vào nước, nhưng lúc này, nếu cắt mảnh phổi cho vào nước thì chìm nên được gọi là quá trình gan hóa đỏ. Tế bào hồng cầu sau khi thoát ra khỏi máu sẽ di chuyển đến phế nang cùng bạch cầu. Trong dịch phế nang còn có chứa nhiều vi khuẩn hay tác nhân khác gây viêm.
Quá trình gan hóa xám là sự tổn thương ở phổi dẫn đến các thùy trở nên cứng, chắc như đặc điểm của gan. Bề mặt thùy phổi có màu xám và phủ đầy dịch mủ. Giống như giai đoạn gan hóa đỏ, lúc này, trong các phế nang phổi sẽ có chứa rất nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu và các đại thực bào khác.
Các tổn thương phế quản phổi theo mô bệnh học sẽ bao gồm những vùng hư hại rải rác xen lẫn vùng phổi lành. Khi đó, nếu cắt các mảnh phổi thả vào nước sẽ chìm lơ lửng. Các vùng tổn thương sẽ có sự khác nhau và thường thi phế quản bị bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn.
Hầu hết các triệu chứng ở tình trạng cấp tính sẽ rõ ràng và cụ thể hơn viêm phổi. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ cụ thể những biểu hiện có thể xảy ra nhằm phân biệt với tình trạng cảm cúm hay cảm lạnh hay gặp. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương ở phổi mà biểu hiện có thể diễn biến từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.
Những triệu chứng toàn thân xảy ra chủ yếu ở các trường hợp viêm phổi cấp, bệnh xuất hiện đột ngột và thường hay gặp ở trẻ em.
Đây là tình trạng bệnh lý xuất phát từ các ca cấp tính phát hiện trễ hoặc không được xử lý kịp thời sau hơn 2 tuần trở lên. Những biểu hiện gần như tương tự thể cấp tính nhưng kéo dài dăng dải và gây ra nhiều ảnh hưởng hơn đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện sốt thường không quá cao nhưng lại kéo dài. Người bệnh thường sốt khoảng 38 - 390C, xuất tiết dịch mũi liên tục, chất cặn bã và những sản phẩm từ ổ viêm có thể gây tịt mũi khiến cho việc hít thở bị cản trở. Với những đối tượng có bệnh lý nền hay hệ miễn dịch yếu, sốt có thể lên đến 40 - 410C, môi và đầu các chi tím tái, đỏ, cảm giác nóng ran.
Với những triệu chứng nói trên, nhiều người thường lầm tưởng tình trạng phổi bị viêm với cảm cúm nên chủ quan. Điều này đôi khi có thể khiến cho bệnh lý nặng thêm, việc điều trị sẽ kéo dài và tốn kém.
Trong trường hợp, bạn xuất hiện các triệu chứng như ho liên tục hoặc từng cơn, đau tức ngực dữ dội, dịch đờm màu vàng hoặc xanh, đi kèm với tình trạng sốt thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Dù bạn có phải bị viêm hay bất cứ loại bệnh lý nào ở đường hô hấp thì việc kiểm tra sức khỏe đều cần thiết.
Trong các trường hợp, hiện tượng viêm nhiễm ở phổi chuyến hướng xấu và có tiên lượng tiêu cực khi xảy ra các biến chứng:
Hiện tượng các nhu mô phổi bị viêm và có nhiều tổn thương sẽ tăng khả năng kế phát bệnh lý khác tại phổi.
Các tác nhân gây bệnh nhất là vi khuẩn, virus sẽ có khả năng xâm lấn sang các cơ quan khác gây viêm. Các tình trạng biến chứng xảy ra kế phát từ viêm phổi bao gồm:
Những biến chứng có thể xảy ra dẫn đến rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu và đôi khi có hiện tượng rung nhĩ thất.
Nặng nhất là tình trạng suy tim xảy ra trong phản ứng sốc, huyết áp và thân nhiệt hạ, tím tái, nghe tim có tiếng ngựa phi, gan đọng máu ngoại biên. Bệnh nhân có tiên lượng xấu với nguy cơ tử vong cao.
Những biến chứng ở hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, viêm loét dạ dày, vàng da, vàng mắt do suy gan xảy ra ở một số trường hợp. Ở người già, các ảnh hưởng hệ thần kinh tiến triển chậm, lú lẫn, mê sảng xảy ra không thường xuyên.
Với mỗi mức độ nghiêm trọng và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp có thể được áp dụng riêng lẻ hay kết hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể như sau:
Toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm phổi nói trên hy vọng sẽ giúp ích cho các độc giả. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất mà chuyên gia muốn dành cho bạn là thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần, và đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra khi thấy cơ thể có biểu hiện bệnh hoặc dấu hiệu nghi ngờ.
Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh